DẤU ẤN CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TẠI HỘI AN – CHÙA CẦU

16

Th3
2022

DẤU ẤN CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TẠI HỘI AN – CHÙA CẦU

  1.   Giới thiệu về chùa Cầu

Chùa Cầu còn có tên là chùa Nhật Bản, mang trong mình một nét văn hóa Nhật Bản, một biểu tưởng du lịch tại Phố Cổ Hội An. Chùa Cầu bắc ngang con lạch chảy qua sông Thu Bồn đã trải qua hơn 400 năm lịch sử. Đây là cây cầu cổ duy nhất tại Phố Cổ Hội An, là ranh giới giữa phố người Hoa và phố người Nhật tại đây.  Dù được gọi là chùa nhưng Chùa Cầu lại không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ – một vị thận hộ mệnh, mang đến những niềm vui và hạnh phúc cho con người.

Toàn cảnh chùa Cầu

  1.   Truyền thuyết chùa Cầu

Truyền thuyết kể rằng ngôi chùa này có liên quan đến một con quái Namazu là một con thủy quái đầu nằm ở Ấn Độ, thân tạo Việt Nam còn đuôi thì ở Nhật Bản. Đây là một truyền thuyết tại Nhật Bản nếu con thủy quái này cựa quậy thì sẽ xảy ra nhiều thảm họa nhưu lũ lụt, động đất,… Vì vậy người Nhật đã xây dựng ngôi chùa này để trấn áp con thủy quái này giúp cho người dân cả 3 quốc gia bình yên.

Chùa Cầu

  1.   Kiến trúc

Mang một nét kiến trúc độc đáo của đất nước mặt trời mọc, là một cây cầu ranh giới giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thuộc phố cổ Hội An, Quảng Nam. Đây là một nơi giao thương của người Nhật và người Hoa một biểu tượng của cảng thị truyền thống Việt Nam. Nên kiến trúc nơi đây giao thao giữa kiến trúc Nhật Việt. Sau nay, người Hoa ở đây đã dựng thêm phần chùa được thiết kế nối liền vào lan can phía bắc và có phần nhô ra ở giữa cầu ở thờ Bắc Đế Trấn Vũ nên từ đó người dân nơi đây gọi là chùa Cầu.

Kiến trúc mái tại chùa Cầu

Kiến trúc chùa Cầu

  1.   Các nơi tham quan sau ghé thăm Chùa Cầu

Nằm ở Phố cổ Hội An nên có rất nhiều địa điểm khác để bạn có thể tham quan. Mang đậm nét đẹp cổ xưa sẽ cho bạn cảm giác lạc vào một xã hội xưa nên đến đây bạn sẽ có cho mình những bức ảnh tuyệt đẹp. Ngoài ra, các Nhà cổ như nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng là những nơi còn lưu giữa lại những kiến trúc ngày xưa có tuổi đời đến 200 năm. Bên cạnh đó Hội quán Phúc Kiến, hội quán Quảng Đông, hội quán Triều Châu mang đập kiến trúc người Hoa được chạm trỗ một cách tinh tế. Đến đây ngoài đến thăm chùa Cầu biểu tượng của Hội An bạn có thể đến tham quan những điểm này. 

Nhà cổ Tấn Ký

Hội quán Phúc Kiến