Ghé Nhà Bên Suối Đà Lạt: nơi ‘bán’ bình yên cực chill
Nếu bạn từng mê mệt khung cảnh bình yên đậm chất Đà Lạt. Nếu bạn muốn trải nghiệm một lần hòa mình vào thiên nhiên trong lành. Có tiếng suối reo róc rách, có cánh rừng xanh bạt ngàn. Thì ghé ngay Tiệm cà phê Nhà Bên Suối vừa được đi vào hoạt động nhé!
Về không gian, Tiệm cafe Nhà Bên Suối hiện là điểm đến được các bạn trẻ tại Đà Lạt cũng như du khách săn lùng nhiều nhất. Yếu tố khiến thực khách hài lòng là quán nằm trọn giữa núi rừng xanh mát. Sở hữu view ôm trọn dòng suối mát lạnh, nên thơ. Ở đây, bạn sẽ được hòa mình với thiên nhiên; được hít thở trọn vẹn bầu không khí trong lành và ngắm cỏ cây, hoa lá thỏa thích. Đặc biệt, nếu bạn có thể đến sớm thì may mắn “xí” được mấy bàn cạnh bờ suối. Ngồi bên cạnh dòng suối chảy róc rách; nhâm nhi ly cafe, đọc vài trang sách; hay trò chuyện cùng bạn bè hoặc người mình yêu thì còn gì bằng.
Lẫn bên dưới những tán cây mát rượi là nơi mà du khách có thể dừng lại để thưởng thức phong cảnh hoặc trò chuyện cùng nhau. Cạnh đó là dòng suối xanh trong nước chảy róc rách bất kể ngày đêm. Dòng suối hiền hoà uốn lượn tựa như nguồn sống của cả nơi này, cứ quấn quýt mà níu kéo bước chân người lữ khách mãi không thôi.
Trở thành nơi dừng chân của du khách tìm kiếm sự yên bình. Giữa con suối có nhiều tảng đá to nhỏ khác nhau nhưng vẫn không ngăn nổi dòng nước chảy. Dọc hai bên bờ, hoa lá khoe sắc đủ màu. Những tán cây nghiêng nghiêng soi mình xuống dòng nước mát lạnh tạo nên bức tranh thơ mộng và bình yên.
Sơn Trà Tịnh Viên Đà Nẵng: Trở về với những bình yên và nhẹ nhàng
Sơn Trà Tịnh Viên (Đà Nẵng) đã có hơn 100 loài trên tổng số gần 300 loài tre trúc ở Việt Nam. Đường đến Sơn Trà Tịnh Viên là cung đường ven biển Đà Nẵng nổi tiếng Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa.
Khi đến với Sơn Trà Tịnh Viên, bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh và thanh bình nơi đây. Bạn có thể sẽ bị lạc vào khu rừng cổ tích nhiều năm tuổi với những khe suối nhỏ chảy róc rách cùng nhiều tảng đá rêu phong núp mình giữa ánh nắng mặt trời. Những đàn gà, đàn chó nô đùa trong sân vườn sẽ mang đến những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn tuyệt vời, khó có thể tìm thấy ở nơi khác.
Sơn Trà Tịnh Viên là một địa điểm du lịch Đà Nẵng chinh phục được nhiều du khách khi sở hữu một phong cảnh hữu tình nên thơ. Mặc dù chỉ được bao phủ một màu xanh của lá, nhưng chính điểm này lại làm cho nơi đây thêm nổi bật hơn. Với những bối cảnh gần gũi mà chân thực này, bạn dễ dàng tạo nên nhiều bức hình nghìn like.
Vốn dĩ Sơn Trà Tịnh Viên Đà Nẵng là nơi sinh sống và tu tập của thầy Đại Đức Thích Thế Tường, do vậy, không ít du khách để tìm lại sự bình yên trong tâm hồn đã đến đây chỉ muốn có cơ duyên gặp gỡ và trò chuyện cùng thầy Tường. Nếu đã đến đây, bạn đừng ngại hỏi chuyện và tâm sự cùng thầy, vì biết đâu nhờ vậy mà bạn lại thấy an yên và nhẹ nhàng.
HỒ TÀ PẠ – TUYỆT TÌNH CỐC MIỀN TÂY
Hồ Tà Pạ được xem là “Tuyệt Tình Cốc” thu nhỏ tuyệt đep ở An Giang. Nơi đây chính là kết quả từ quá trình khai thác đá để lại. Chính sự vô tình của bàn tay con người đã tạo ra được một kiệt tác thiên nhiên. Tuy chỉ mới hình thành được 10 năm, nhờ những nét đẹp thiên nhiên độc đáo, hoang sơ và phong cảnh lãng mạn mà nơi đây nhanh chóng được đông đảo du khách tìm đến.
Vẻ đẹp của hồ Tà Pạ với mặt nước xanh mát in bóng vách đá, trời xanh, những bóng cây rợp mát. Tất cả như hòa làm một tạo nên một chốn thanh bình, trong lành và yên ả. Bạn có thể đến đây để check in với núi non, toàn cánh đồng Tà Pạ. Với những cánh đồng lúa chín vàng ươm, những hàng cây thốt nốt cao vút. Hay chụp những bộ hình cưới làm kỷ niệm ở nơi tựa bức tranh thủy mặc này.
HỒ KÊNH HẠ NHA TRANG – VẺ ĐẸP XỨNG DANH “ĐÀ LẠT THỨ 2”
CIRCUS LAND – CÔNG VIÊN GIẢI TRÍ VEN BIỂN KIỂU MỸ TẠI NOVAWORLD PHAN THIẾT
CHINH PHỤC ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG DƯỚI LÒNG QUẢNG BÌNH
MỘT NGÀY CHILL TẠI HỒ TUY LAI
GIẢI NHIỆT MÙA HÈ TẠI THÁC VỰC HÒM
DU LỊCH HỒ TÀ ĐÙNG – KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP ĐẠI NGÀN CỦA ĐẮK NÔNG
Hình 1: Sưu Tầm
Tà Đùng là một hồ nước ngọt trên núi, nằm gọn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng của tỉnh Đắk Nông. Với diện tích hơn 3000 ha cùng khoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ giữa hồ, địa điểm này được ví như một Vịnh Hạ Long trên cạn của mảnh đất Tây Nguyên. Hầu hết các dịch vụ được cung cấp hiện nay như lưu trú, ăn uống, du lịch lòng hồ đều do người dân tự phát dưới sự hỗ trợ của địa phương.
Khám phá trọn vẹn hồ Tà Đùng
Hình 2: @hieutrinh
Thuê thuyền ra hồ Tà Đùng
Thuê thuyền để được đi xung quanh ngắm cảnh đẹp. Giá thuê thuyền dành cho một đoàn khoảng 15 khách là khoảng 1 triệu. Bạn có thể đi ghép đoàn 150k/người.
hình 3: Sưu tầm
hình 4: Sưu tầm
Cắm trại qua đêm tại hồ Tà Đùng
Sau khi thuê thuyền để đi tham quan xung quanh hồ thì bạn nên cắm trại ở đó một đêm rồi hôm sau mới trở về. Bạn yên tâm là chỗ cắm trại đã được chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cắm trại cho bạn luôn nhé.
Địa Chỉ: Thuộc 2 địa phận xã Đắk Plao và xã Đắk Som, huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông
Diện tích: 22103 Ha (221.03 km²)
Diện tích lòng hồ: 5000 Ha (50 km²)
CHIÊM NGƯỠNG KHU MỘ CỔ BẰNG ĐÁ ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ XỨ THANH
Đền thờ – lăng mộ Phúc Khê Tướng công Nguyễn Văn Nghi (hay còn gọi là Lăng Quận Nghi) có niên đại từ thế kỷ 16, là cụm di tích lịch sử Quốc gia.
Theo sử sách, Tướng công Nguyễn Văn Nghi thọ 69 tuổi (1525-1595), khi mất ông được truy tặng Thượng thư Bộ công gia Thái bảo thụy Phúc Khê tướng công. Ông đỗ nhất giáp chế khoa năm Giáp Dần 1554. Thời Lê Trang Tông năm 29 tuổi đậu tiến sĩ. Ông là thầy giáo của 2 nhà vua Lê Anh Tông và Lê Thế Tông.
Cụm di tích có tổng diện tích 38.000m2. Khu đền thờ – lăng mộ Nguyễn Văn Nghi bao gồm nhiều thành phần kiến trúc với chức năng khác nhau được bố trí theo kiểu “Nội công, ngoại quốc”, gồm 2 vòng thành khép kín: Thành đất (thành ngoại) ở ngoài, thành đá (thành nội, rộng tới 16.000m2) ở trong.
Hình ảnh: Sưu tầm
Bên trong thành nội là các cụm kiến trúc gỗ được xây dựng theo hình chữ “Công”, chữ “Tam”, chữ “Nhị” và “Nhất” rất tiêu biểu cho lối kiến trúc thời hậu Lê.
Đường dẫn từ thành ngoại vào trong khu nội viên được xếp đá tảng, hai bên là hàng chó đá, ngựa đá, voi đá và tượng thần hộ pháp.
Hình ảnh: Sưu tầm
Hai chiếc bia đá rộng hơn 2,5m đối xứng hai bên, một chiếc bao gồm cả phần mái che cũng được đục nguyên khối khiến người xem phải kinh ngạc vì sự tỉ mỉ của từng con chữ và hoa văn được khắc tinh tế trên bia. Ngoài ra, nơi đây còn có một cái giếng cổ với đường nét hoa văn tinh xảo.
Cổng vào hình mái vòm, bên trên có khắc ba chữ “Tướng công môn”. Tường đá bao bọc cao tới gần 2m, bề rộng 1,5m dựng bằng hai hàng đá tảng, ở giữa đổ đất, phía trên là những phiến đá hình mai rùa úp xuống. Tính chiều dài bao phủ của tường thành nội cũng đến cả cây số. Vì nhiều lý do, một phần của tường thành đã bị chuyển ra làm cầu cống nên mất mát không ít.
Trên đỉnh cổng vẫn còn một triện đá rồng quay đầu vào trong đền, triện đá này qua thời gian đã bị cỏ cây mọc bao phủ.
Nguồn: Sưu tầm.