Nhà em có bán rượu không?
Mà nói chuyện với em anh say quá
Cùng Hải Vân Travel điểm mặt top 5 loại rượu ngon nhất Việt Nam nha.
- Rượu làng Vân – Bắc Giang
Được sắc phong là “Vân hương mỹ tửu” rượu làng Vân nổi tiếng khắp mọi miền đất nước, được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng – thứ nếp đặc biệt thơm ngon, gạo tẻ và gạo nếp cho 3 loại rượu, trong đó rượu nếp cái hoa vàng là tinh túy của làng nghề làm nên thương hiệu cho người làng Vân. Với bí quyết và nghệ thuật nấu rượu tài tình của riêng mình, người làng Vân tạo ra cái thứ nước trong vắt đẹp như nắng hạ với hương vị êm dịu, lắng đọng chinh phục được hàng vạn con người. Điều đặc biệt ở đây khi ta uống rượu nặng nhưng khi uống vào thấy nhẹ, còn rượu nhẹ khi uống vào thì nặng. Rượu làng Vân đôi khi uống một chén đã say, đôi khi uống cả vò vẫn tỉnh.
Ảnh: Sưu tầm
- Rượu Kim Sơn – Ninh Bình
Nhắc đến các món đặc sản nổi tiếng tại vùng đất cố đô Ninh Bình ngoài thịt dê, nem chua Yên Mạc còn ấn tưởng bởi mùi vị của rượu Kim Sơn. Cách nấu rượu Kim Sơn cũng các loại rượu khác ở Việt Nam, điều làm cho rượu Kim Sơn trở nên đặc biệt hơn chính là men rượu, rượu được nấu theo công thức gia truyền đặc biệt của người làm nghề lâu năm ở Kim Sơn, việc chọn nguồn nước cuối cùng là bí kiếp cách ủ rượu được lưu truyền qua nhiều đời tạo nên loại rượu nổi tiếng không chỉ ở Ninh Bình mà còn ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S. Để loại rượu trắng truyền thống ngon hơn, tốt hơn người ta thương ngâm cùng rắn, tắc kè, bìm bịp … làm rượu thuốc. Một diểm cộng thêm cho loại rượu này có dùng để chữa bệnh như sát trùng, bảo vệ da, hạ sốt, làm đẹp cho cơ thể, cũng có thề dung lượng nhỏ để gội đầu. Ai đã đặt chân mảnh đất tổ này mà không thử một chén rượu Kim Sơn đúng là điều đáng tiếc.
Ảnh: Sưu tầm
- Rượu Bàu Đá – Bình Định
Rượu Bàu Đá, rượu Bầu Đá hay còn có tên gọi khác là cái ao, được đánh giá là một trong những loại đệ nhất tửu tại Việt Nam. Rượu Bàu Đá được nấu từ nước được lấy trong cái bàu từ làng Cù Lâm xã Nhơn Lộc thị xã An Nhơn Bình Định, ngày xưa cả làng dùng chung để sinh hoạt. Tương truyền rằng nếu lấy nước tại đây để nấu thì rượu sẽ ngon hơn, hương vị đặc trưng hơn, điều này tạo nên hương vị đặc biệt của loại rượu này. Theo như ông cha kể lại rượu Bàu Đá ngày xưa được dùng để tiến cho vua và được các thi nhân ca ngợi là “quốc tưu” của Việt Nam, khi uống mang lại cảm giác thoải mái, ấm người không bị nhức đầu như các loại rượu khác, ngoài ra nếu ngâm rượu với các loại dược liệu sẽ trở thành thức uống tốt cho sức khỏe và chữa bệnh. Để có một bình rượu ngon phải trải qua nhiều công đoạn chế biến vô cùng phước tạp và công phu, đặc biệt những khâu quan trọng đều do người dày dạng kinh nghiệm phụ trách.
Ảnh: Sưu tầm
- Rượu Gò Đen – Long An
Không thua gì với miền Bắc và Trung tại miền Nam bạn cũng có thể thưởng thức một trong những “đệ nhất tửu” đó là Gò Đen tại Long An. Gò Đen là vùng đất nổi tiếng với nhiều lò rượu có tuổi đời lên hàng trăm năm, là làng rượu nổi tiếng ở Long An. Sự khác biệt ở loại rượu này tạo nên thương hiệu đó chính là sử dụng 100% nếp để lên men nấu thành rượu. Bước đầu tiên trong qui trình nấu rượu này cũng là bước quan trọng nhất chính là chọn nếp, dù có xen một hạt gạo cũng không được, phải đảm bảo được nếp được chọn là loại hạt tròn, mẩy, trắng đục đều và thơm. Loại men bí truyền để ủ rượu điều chế từ các vị thuốc như trần đình, đinh hương, quế chi … tạo nên hương vị đặc trưng riêng, loại rượu này để càng lâu sẽ càng ngon.
Ảnh: Sưu tầm