FITO MUSEUM – BẢO TÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

12

Th1
2022

FITO MUSEUM – BẢO TÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Có lẽ đây là bảo tàng khá ít người biết đến ở Sài Gòn, nhưng nếu tình cờ được biết và đến trải nghiệm thì chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú vô cùng với quy mô kiến thức cũng như những kỷ vật được trưng bày nơi đây,

  1. Địa chỉ, giá vé  Bảo Tàng Y Học Cổ Truyền Việt Nam

Địa chỉ: 41 Hoàng Dư Khương, P. 12, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 08h30 – 17h30 tất cả các ngày trong tuần

Giá vé: 120.000đ/ người lớn, 60.000đ/ sinh viên 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mà bạn nên biết. Nếu có dịp du lịch Hà Nội, đừng quên ghé thăm điểm đến nổi tiếng này nhé!

Đôi nét về Bảo Tàng Y Học Cổ Truyền Việt Nam

Hệ thống Fito Museum gồm 2 bảo tàng: Bảo tàng Y Học Cổ Truyền (nằm ở Sài Gòn, là bảo tàng tui đang giới thiệu cho mọi người) và Bảo Tàng Dược Cổ Truyền (nằm ở Bình Dương).

Bảo tàng FITO là tòa nhà nhỏ, nhìn bên ngoài thì không thể biết đó là bảo tàng. Nhưng vô bên trong thì du khách mới từ từ ngạc nhiên, không ngờ lại có một nơi cổ cổ, hay hay tồn tại giữa lòng Sài Gòn như vậy. Bảo tàng gồm một trệt, 5 lầu, tổng cộng 18 phòng cho khách tham quan, xây dựng chủ yếu từ nguyên liệu gỗ theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam (kiến trúc tháp Chàm, nhà xưa Bắc Bộ mang từ ngoài Bắc vào…).

Tầng trệt là nơi đón khách, cho khách xem phim tài liệu “Kinh nghiệm thế kỷ phục vụ sức khỏe” giới thiệu về lịch sử y học cổ truyền Việt Nam, trong đó có giới thiệu về Tuệ Tĩnh – vị thánh thuốc Nam, ông tổ của ngành y học cổ truyền (YHCT) Việt nam, là người đầu tiên đề cao tư tưởng “thuốc Nam chữa người Nam Việt”; và đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – tác giả của công trình đồ sộ về YHCT VN được coi là bộ bách khoa toàn thư của YHCT VN. Ngoài ra, tầng trệt cũng có một kệ nhỏ giới thiệu và bán các loại trà, thuốc Nam đơn giản bổ trợ sức khỏe.

Sau khi xem phim tài liệu, khách tham quan được đưa vào thang máy (nội thất gỗ, lắp cửa kiếng 3 bên, nhìn cổ cổ, hay hay, đèm đẹp) lên tầng 4, sau đó, hướng dẫn viên sẽ giới thiệu sơ lược về tòa nhà, và để du khách tự tham quan. Tầng 4 được chừa hai mảnh sân trồng cây sứ và những cây trầu bà nhỏ mà thoạt nhìn người ta có cảm giác đang ở dưới mặt đất (giống kiến trúc trong dinh Độc Lập).

Mảnh sân xanh ở tầng 4. Ảnh: Sưu tầm

 

Ảnh: Sưu tầm

Cây gia phả về ngành thuốc. Ảnh: Sưu tầm

 

 

Ảnh: Sưu tầm

Bước lên cầu thang gỗ cổ kính là tầng 5, nơi lưu trữ những quyển sách cổ về nghề thuốc và hình ảnh những danh y xưa.

Ảnh: Sưu tầm

 

Ảnh: Sưu tầm

Ảnh: Sưu tầm

Trên tầng 5 cũng có một kiến trúc đặc biệt mô phỏng theo tháp Chàm (tháp Chăm).

Ảnh: Sưu tầm

Ảnh: Sưu tầm

Lầu 3 là phòng trưng bày một số loại thuốc Nam, dụng cụ bào chế thuốc, các hũ rượu thuốc lớn và một quầy thuốc Nam xưa. À, bạn có tự hỏi thuốc Nam khác gì thuốc Bắc giống như mình? Tìm trên Internet, mình thấy có một cách đơn giản, thuốc Bắc là thuốc được đưa từ phương Bắc (ý nói Trung Quốc) vào Việt Nam, còn thuốc Nam là thuốc được thu hái và chế biến tại nước ta. Còn nói về Đông y thì bao gồm cả ngành y của Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc.

Một số loại thuốc Nam và công dụng. Ảnh: Sưu tầm

Xuống lầu 2 là phòng triển lãm thuốc Bắc.

Ảnh: Sưu tầm

Lầu 1 có “Minh Mạng thang”.

“Minh Mạng thang” là ngự tửu (rượu thuốc) được truyền tụng từ lâu ở Huế, do vài vị ngự y chép được của vua Minh Mạng. Ảnh: Sưu tầm

Sau khi tham quan xong, xuống lại tầng trệt, bạn sẽ được mời uống trà (trà sen, trà nấm linh chi…) và nghe giới thiệu về một số thuốc Nam hiện đại (bào chế bằng công cụ/ phương pháp hiện đại). Trà nấm linh chi có hương vị rất thơm ngon, một hộp nhỏ trà túi lọc 20 gói, bạn có thể mua dùng. Các sản phẩm đều có chứng nhận Bio để xuất sang các nước châu Âu nên cũng khá yên tâm về chất lượng.

 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Bảo Tàng Y Học Cổ Truyền Việt Nam mà bạn nên biết. Nếu có dịp vòng quanh Sài Gòn, đừng quên ghé thăm điểm đến nổi tiếng này nhé!

 

Cre: Ở Đâu Cũng Chụp, Sưu tầm