Danh mục: CẨM NANG DU LỊCH NỘI ĐỊA

ĐIÊN ĐẢO VÌ ĐẢO KÝ ỨC HỘI AN XINH XẮN ĐI HONG MUỐN VỀ

Đảo ký ức chắc chắn là một điểm đến xanh mới và hấp dẫn cho những ai mê Hội An, sau một khoảng thời gian dài nghỉ dịch ngột ngạt quá lâu, tìm đến một không gian mở sẽ giúp mình có thời gian hít thở, kết nối với thiên nhiên hơn. 

Đến đảo ký ức, không chỉ lưu lại cho mình những ký ức đẹp về Hội An, ở đây còn có những hoạt động du lịch tìm hiểu về văn hóa địa phương, kết hợp nghỉ dưỡng và trải nghiệm văn hoá ở đây sẽ giúp refresh lại bản thân hậu giãn cách đó. Hấp dẫn chưa nào, cùng Hải Vân Travel điểm qua một vài điều thú vị tại nơi đây nhé!

 

  1. Đảo Ký Ức Hội An nằm ở đâu? Có gì đặc sắc tại nơi này?

Ảnh: Sưu tầm

Nằm trọn vẹn trên hòn đảo xinh đẹp Cồn Hến giữa lòng sông Hoài, là một quần thể nghỉ dưỡng và trải nghiệm văn hóa, giải trí cho cả gia đình, Đảo Ký Ức Hội An dù mới hoạt động tầm 1 năm trở lại đây thôi nhưng theo mình thấy đây đang là một trong những điểm đến xanh hấp dẫn khách du lịch sau dịch 

Ảnh: @hoianmemoriesresortandspa

Du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động thú vị và được chiêm ngưỡng:

– Show diễn thực cảnh đẳng cấp thế giới Ký Ức Hội An trên sân khấu 25.000m2, hàng trăm diễn viên chuyên nghiệp, công nghệ tối tân.

– Hàng chục minishow dân gian, đương đại cực kỳ thú vị

– Không gian công viên văn hóa chủ đề đầu tiên và độc đáo nhất Việt Nam

– Nghỉ dưỡng với khu resort nằm giữa dòng sông Hoài huyền diệu và tuyệt vời nhất Hội An – Hoi An Memories Resort & Spa

– Điểm đến của 1001 góc checkin siêu đẹp tại Hội An

– Các món ăn trứ danh Hội An – xứ Quảng cùng nhiều món Âu – Á tinh tế và vô số hoạt động vui chơi, giải trí khiến ai cũng không muốn về…

Ảnh: @hoianmemoriesresortandspa

  1. Công viên Ấn tượng Hội An – địa điểm sống ảo “hết nước chấm”

Ảnh: @hoianmemoriesresortandspa

Công viên Ấn tượng Hội An với nhiều điểm check-in độc đáo thôi rồi, như một ngôi làng thu nhỏ vậy. Mình thấy có show diễn thực cảnh khá là ấn tượng, đầu tư hoành tráng trên sân khấu ngoài trời rộng đến 25.000m2, 500 nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp như đưa khách du hành ngược thời gian 400 năm lịch sử, giao thoa văn hoá với con đường gốm sứ, tơ lụa trên biển và những câu chuyện văn hóa tinh hoa về đất, về con người Phố Hội

Ảnh:@hoianmemoriesresortandspa

 

  1. Nghỉ dưỡng với khu resort nằm giữa dòng sông Hoài huyền diệu và tuyệt vời nhất Hội An – Hoi An Memories Resort & Spa

Ảnh: @xuanbinhnguyen

Resort & Spa ở đây mang trọn vẻ đẹp thuần khiết và nên thơ của Hội An với sự kết hợp hoàn hảo của kiến trúc cổ và hiện đại. Không chỉ có Village rộng rãi, khép kín, mà các phòng nghỉ của Hội An Memories Resort & Spa đều có tầm nhìn ra sông, khá thông thoáng, tận hưởng tối đa gió trời. Thích nhất là thưởng thức một bữa ăn nhẹ tại khu vực F&B, Chill Bar được bố trí tại hồ bơi vô cực, đồ ăn ngon mà cảnh cũng đẹp nữa 

Ảnh: @twentyyear94

Nghỉ dưỡng ở đây khá là yên tĩnh và dễ chịu, nhiều thứ để thử, đồ ăn thì toàn là những món ngon đặc sản của miền Trung, thịnh soạn vô cùng. Ăn xong mà sợ béo thì cũng không lo vì ở đây cũng có phòng gym nữa, thức dậy tạt qua luyện tập thể thao một chút rồi tận hưởng một ngày chơi cho đã ở đây. Tối tối lượn qua Moonshine Bar gọi ngay món đồ uống mình thích rồi cùng ngồi tâm tình bên bờ sông Hoài, tạm gác mọi lo âu lại, tận hưởng buổi tối cuối ngày nhẹ nhàng ở đây

Ảnh: @hoianmemoriesresortandspa

Vịnh Vĩnh Hy – Nơi biển đảo yên bình

Một trong những địa điểm hút du khách ghé thăm nhất của Ninh Thuận, không thể không nhắc tới vịnh Vĩnh Hy. Nơi được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho một cảnh sắc hùng vĩ mà ban sơ với bên là biển xanh bao la, bên là núi non cao ngút ngàn.

Vịnh Vĩnh Hy nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 42km ngược về phía Đông Bắc. Con đường dẫn tới vịnh quanh co, uốn lượn, thảng hoặc xuất hiện những cánh đồng muối trắng xóa, hay những vườn nho xanh mướt như mời gọi du khách ghé thăm,… Điểm đặc biệt của Vịnh Vĩnh Hy là ba mặt Đông – Tây – Bắc có núi bao quanh, ngay sát Vườn quốc gia Núi Chúa, phía đông nam là biển.

Đến với Vĩnh Hy, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội được thỏa thích vẫy vùng nơi biển xanh trong, được lặn ngắm những rạn san hô tuyệt đẹp. Hiện có tour ngắm san hô trên vịnh bằng tàu đáy kính rất thuận tiện, đặc biệt cho những du khách không biết bơi nhưng muốn trải nghiệm cảm giác thích thú khi được ngắm nhìn những rạn san hô đầy màu sắc hay từng đàn cá nhỏ đang nhàn nhã bơi lội dưới lòng biển xanh. Được biết hiện Vĩnh Hy có tới hơn 300 loài san hô, trong đó 50 loài mới được phát hiện ở Việt Nam.

Vịnh Vĩnh Hy còn làm say lòng du khách bởi những người dân làng chài hiền lành, chất phác. Được cùng họ trò chuyện để thêm hiểu hơn về cuộc sống, cũng như lắng nghe những câu truyện tích xưa về thuở khai hoang lập địa nơi đây. Tất cả những điều ấy đã đủ làm cho vịnh Vĩnh Hy trở thành địa điểm mà du khách nào cũng muốn ghé thăm khi có dịp tới với Khánh Hòa.

 

TEDDY BEAR MUSEUM – BẢO TÀNG GẤU BÔNG ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Teddy Bear Museum có gì? Tham gia vào cuộc phiêu lưu khắp thế giới thời cổ đại, khám phá kho tàng cổ vật, check-in ấn tượng với gấu khổng lồ 15m, thử hàng loạt trải nghiệm đặc biệt có 1-0-2 như sáng tạo phiên bản gấu độc quyền, uống cà phê gấu… với sự “dẫn dắt” của 500 chú gấu Teddy siêu dễ thương tại nhà gấu có quy mô Top 5 thế giới – sắp khai trương tại Phú Quốc United Center vào ngày 21/04/2021 tới đây!

Ảnh: Vinpearl

Được thành lập từ năm 1984 tại Hampshire, Anh với mục đích lưu giữ người bạn gấu bông ấu thơ, nhà gấu Teddy Bear Museum nhanh chóng mở rộng trên toàn thế giới, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Ảnh: Vinpearl

Giới thiệu về Teddy Bear Museum

Với kiến trúc tòa nhà hình Donut độc đáo nằm giữa Grand World Phú Quốc, nhà Gấu Teddy Bear được thực hiện theo chủ đề Teddy-Bear-du- ký, là khu phức hợp vui chơi giải trí, mua sắm, nhà hàng theo phong cách retail-tainment đầu tiên ở Việt Nam.

Ảnh: Vinpearl

Với tổng diện tích 1.500m2 trưng bày và giải trí, 5 phân khu trải nghiệm. Lấy cảm hứng từ câu chuyện từ Indiana Jones yêu thích du lịch, thám hiểm, nghiên cứu về những cổ vật trên khắp mọi miền thế giới… Phú Quốc United Center mở ra hành trình phiêu lưu khám phá thế giới với người dẫn đầu là chú gấu Teddy siêu dễ thương. Teddy Bear Museum sẽ dần dần tiết lộ với bạn những điều bí mật thế giới thông qua sự kết nối với 500 chú gấu bông sinh động, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm siêu thú vị và hấp dẫn. 

Ảnh: Vinpearl

Bảo tàng cũng là nơi kể lại câu chuyện về sự ra đời của chú gấu bông Teddy, người bạn của trẻ nhỏ trên khắp thế giới.

Giá vé tham quan

Giá vé vào cửa nhà gấu Teddy Bear đang mở bán với 3 hạng mức vé:

Khách từ >=140cm trở lên: 250.000đ

Khách trong khoảng 100cm – <140cm: 190.000đ

Áp dụng cho khách từ 60 tuổi trở lên: 190.000đ

Khám phá bảo tàng Gấu đa sắc màu

Teddy Bear Museum tại Phú Quốc United Center là 1 trong 5 bảo tàng có quy mô lớn và hiện đại nhất trên Thế giới về bảo tàng gấu, xuyên suốt câu chuyện về bảo tàng này chính là cuộc phiêu lưu kỳ thú của nhà thám hiểm Indiana Teddy Jones, khám phá vương quốc Teddy màu sắc với đa dạng chủ đề, kích thước từ gấu tiên cá, thổ dân, cao bồi, phi hành gia… dựa trên tạo hình nhân vật Vintata. 

Ảnh: Vinpearl

Bảo tàng có hơn 500 chú gấu được làm hoàn toàn thủ công, thiết kế tinh xảo, trong đó ấn tượng nhất là Teddy Bear hàng đầu sản xuất tại Mỹ được sưu tầm từ những năm đầu thế kỷ 20. Chào đón du khách ngay tại phân khu giới thiệu chính là chú gấu Indiana Teddy Jones được nhân cách hóa theo hình tượng nhà khảo cổ học Indiana Jones.

Ảnh: Vinpearl

Đặc biệt, Teddy Bear Museum tại Phú Quốc United Center là bảo tàng duy nhất trên thế giới có phân khu triển lãm đặc biệt Việt Nam. Tại đây, du khách sẽ được khám phá khoảnh khắc tự hào, hân hoan khi đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam vô địch Đông Nam Á, hay chiêm ngưỡng những chú gấu Teddy đáng yêu trong bộ áo áo dài tím Huế, đội nón lá bài thơ, khám phá danh thắng Vịnh Hạ Long…

Ảnh: Vinpearl

Ngoài ra, nơi đây còn dành riêng phân khu vui chơi tương tác hội đủ đa dạng hoạt động phù hợp với nhiều độ tuổi: Sân chơi trẻ em sinh động, khu vực sáng tạo thủ công – DIY đủ cấp độ; chụp ảnh tương tác nghệ thuật… cho du khách thư giãn. Mới lạ nhất tại đây là trò chơi vẽ phác thảo trực tiếp (live sketch) giúp người chơi tự vẽ nên các thực thể theo trí tưởng tượng với hình ảnh hiển thị sống động trên màn hình.

Nguồn: Tổng hợp

KHÁM PHÁ HANG SƠN ĐOÒNG, QUẢNG BÌNH – HANG ĐỘNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hang Sơn Đoòng Quảng Bình nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng. Cùng Hải Vân Travel khám phá xem nơi đây có gì mà được các thám hiểm, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm và “team” mê khám phá coi là nơi phải đến ít nhất một lần trong đời nhé!

  1. ĐÔI NÉT VỀ HANG SƠN ĐOÒNG

1.1. Hang Sơn Đoòng ở đâu?

Hang Sơn Đoòng là một địa điểm du lịch Quảng Bình nổi tiếng, thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) và cũng là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam gần biên giới với Lào.

Ảnh: wiki-travel

1.2. Ai là người đầu tiên phát hiện ra hang Sơn Đoòng?

Hang Sơn Đoòng được khám phá vào năm 1991 bởi Hồ Khanh – một người dân địa phương khi ông chỉ tình cờ tìm ra khi lánh vào cửa hang để tránh mưa. Rất lâu sau này, cho đến năm 2009 khi đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đến nơi này thăm dò thì ông Hồ Khanh mới có cơ hội báo cho họ biết về sự tồn tại của hang động.

 Ảnh: wiki-travel

Phải khó khăn lắm ông và đoàn thám hiểm mới tìm lại được cửa hang vốn nằm sâu trong rừng già với địa hình hiểm trở, xa xôi và đặc biệt là không thể phát hiện thấy trên Google Earth. Dưới sự hướng dẫn của ông, họ đã đi sâu vào hang, đo đạc, chụp ảnh và thu thập dữ kiện khoa học. 

Ảnh: elleman

Hang Sơn Đoòng đã được công nhận là di sản của thế giới với các đặc điểm vượt trội: Hang động tự nhiên có kích thước lớn nhất, môi trường bên trong cực độc đáo với thảm rừng nguyên sinh, sông ngầm và sở hữu điều kiện thời tiết riêng.

1.3. Hang Sơn Đoòng hình thành từ khi nào?

Hang được hình thành khoảng 2-5 triệu năm trước, khi nước sông chảy ngang qua vùng đá vôi đã bị vùi lấp, dòng nước này làm xói mòn tạo nên đường hầm khổng lồ trong lòng đất dưới dãy núi. Tại những đoạn đá mềm, phần trần sụp xuống tạo thành những lỗ hổng, đó chính là vòm hang.

Ảnh: danangsensetravel

1.4. Các thông số đáng kinh ngạc tại Hang Sơn Đoòng

  • Chiều dài hang: gần 9km
  • Vòm hang đoạn cao nhất: 200m, rộng 150m (được ước tính hoàn toàn có thể “nhét vừa” 1 tòa nhà chọc trời khoảng 40 tầng)
  • Thể tích: ước chừng 36.8 triệu m3 (tương đương 15.000 bể bơi Olympic)

Ảnh: diadiemdulich

Với những số liệu trên, hiện nay Sơn Đoòng chính thức vượt lên kỷ lục thế giới của hang Deer trong vườn quốc gia Gunung Mulu, Malaysia, trở thành hang động tự nhiên lớn nhất, hoành tráng và lộng lẫy nhất thế giới.

1.5. Hang Sơn Đoòng sở hữu những kỷ lục thế giới nào?

Những kỉ lục vô tiền khoáng hậu của Hang Sơn Đoòng Quảng Bình:

  • Được thời báo New York xếp hạng là 8 trong 52 địa danh nên đến nhất năm 2014.
  • Hang Sơn Đoòng đứng vị trí thứ nhất trong danh sách 15 hang động tráng lệ nhất thế giới theo bình chọn của trang Bored Panda.
  • Hang Sơn Đoòng đã chính thức trở thành địa danh đầu tiên và duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức kỷ lục trên thế giới cùng xác lập kỷ lục tính tới hiện tại đó là: tổ chức Kỷ lục Guinness (trụ sở tại Anh), Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (trụ sở tại Hồng Kông) và Liên minh Kỷ lục Thế giới (trụ sở tại Mỹ và Ấn Độ).

Là hang động lớn nhất thế giới cùng với hệ sinh thái độc đáo của mình, hang Sơn Đoòng từ khi được đưa vào khai thác du lịch mạo hiểm từ năm 2013 đến nay luôn chứng tỏ sức hấp dẫn đối với cộng đồng du lịch trong nước và quốc tế bằng vẻ đẹp hùng vĩ, sự chuyên nghiệp trong tổ chức vận hành, cách khai thác bền vững và rất nhiều giá trị tuyệt vời khác.

Ảnh: halovietnam

  1. KHÁM PHÁ 5 KỲ QUAN THIÊN NHIÊN ĐƯỢC ẨN DẤU TRONG HANG SƠN ĐOÒNG

Kể từ khi được phát hiện vào năm 2009 đến nay, hang Sơn Đoòng vẫn giữ vững “ngôi vị” hang động kỳ vĩ nhất, lớn nhất và bí ẩn nhất thế giới. Với hàng chục km hang động sâu trong lòng núi đá vôi, sông ngầm, vách đá và cả một hệ sinh thái riêng.

Tất cả những điều đó tạo nên một quần thể thiên nhiên đa dạng, phong phú và vô cùng quyến rũ bạn từ bốn phương. Cũng tại Sơn Đoòng, bạn có thể tìm thấy những kỳ quan thiên nhiên lần đầu tiên được nhìn thấy trên thế giới.

2.1. Hang động Sơn Đoòng khổng lồ

Sơn Đoòng Quảng Bình là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới với chiều cao 200m đủ để “nhét” vừa tòa nhà 40 tầng hoặc hàng chục chiếc Boeing cỡ lớn nhất. 

Chỉ mới đặt chân tới cửa hang, từng luồng gió lạnh thổi trong hang sẽ làm tan biến những mệt mỏi của quãng đường “băng rừng lội suối” gian nan mà bạn đã phải trải qua. Không chỉ ngỡ ngàng trước không gian rộng lớn của hang, bạn sẽ còn cảm thấy vô cùng phấn khích bởi sự bí ẩn diệu kỳ ẩn sau những làn sương mù dày huyền ảo nữa đó.

Ảnh: media

2.2. Vườn địa đàng trong lòng đất  

Không chỉ nổi tiếng với kích thước khổng lồ, quang cảnh bên trong hang Sơn Đoòng còn tạo ra một cảnh tượng vô cùng kỳ vĩ với núi, sông và cả một khu rừng với hệ sinh thái vô cùng độc đáo, đa dạng.

Ảnh: danangsensetravel

Sơn Đoòng là nơi trú ngụ của rất nhiều loài động thực vật khác nhau, được tạo nên bởi dòng sông ngầm chảy xiết sâu dưới lòng đất và được ánh mặt trời của một phần hang bị sập chiếu vào.

2.3. “Vạn lý trường thành” Việt Nam

Một số đoạn của hang có bề rộng 91,44m và vòm cao gần 243,84m – hoàn toàn “nhét” vừa một tòa nhà cao 40 tầng ở New York.

Sự hùng vĩ và đồ sộ về cảnh quan của hang Sơn Đoòng khiến nó được thế giới vinh danh là “The Great Wall of Viet Nam” (hiểu là “Vạn Lý Trường Thành” của Việt Nam, giống như “The Great Wall of China” là Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc).

Ảnh: dulichquangbinh

2.4. Hệ thống nhũ đá khổng lồ

Hang Sơn Đoòng hấp dẫn bạn bởi sự đa dạng trong địa chất trong địa hình đặc biệt của những dòng sông ngầm và những hang động rộng lớn. Nếu nhũ đá ở động Phong Nha tráng lệ thì ở Sơn Đoòng hệ thống nhũ đá tựa như những gã khổng lồ đầy uy quyền với những cột măng đá cao đến hơn 70m (thậm chí còn cao hơn  Khải Hoàn Môn tại Paris, Pháp) và mang đủ hình dáng được kiến tạo từ hàng triệu năm trước.

Ảnh: Sưu tầm

2.5. Ngọc trai hang động lớn nhất thế giới

Ngoài ra, người ta còn phát hiện những viên “ngọc trai” hang động (ngọc thạch bao bọc một loại hạt giống như ngọc trai dưới biển, thành phần chủ yếu là canxit) to bậc nhất thế giới ở Sơn Đoòng. Thông thường, các viên “ngọc trai” dạng này chỉ có đường kính khoảng 1cm nhưng riêng ở Sơn Đoòng, chúng to bằng quả bóng chày.

Ảnh: Sưu tầm

  1. NHỮNG TRẢI NGHIỆM CÓ 1-0-2 TẠI HANG SƠN ĐOÒNG

3.1. Bơi lội trong hang

Với rất nhiều sông ngầm và hồ nước, việc bơi lội trong hang Sơn Đoòng vừa là bắt buộc, vừa là dịp để bạn lưu lại những trải nghiệm thú vị. Nước trong hang lưu thoát liên tục nên rất sạch và mát lạnh, tuy nhiên một số khu vực dòng chảy khá xiết nên bạn phải tuân theo quy định của hướng dẫn viên.

Ảnh: Sưu tầm

3.2. Săn ảnh tia nắng và mây vờn

Những bức ảnh tia nắng và sương mù đã tạo nên “thương hiệu” cho hang Sơn Đoòng. Muốn ngắm nhìn và lưu lại hình ảnh tuyệt đẹp này, bạn nên đến đây vào mùa xuân bởi lúc này ánh mặt trời chiếu nghiêng xuyên qua hố sụt của hang. Sương mù giăng khắp trong hang cũng giúp cho khung cảnh trở nên kỳ ảo và đẹp hơn.

Ảnh: diadiemdulich

3.3. Khu cắm trại “độc nhất vô nhị”

Hai khu cắm trại trong hang Sơn Đoòng Quảng Bình chắc chắn là một trong những khu cắm trại đẹp nhất, độc đáo nhất trên thế giới. Cả hai khu đều nằm ở rìa những hố sụt nên bạn có thể ngắm bầu trời sao vào những đêm quang mây.

Ảnh: Sưu tầm

Nếu bạn là người đam mê du lịch mạo hiểm và thích khám phá thì chẳng cần đi đâu xa xôi  như leo núi tuyết Nepal, chinh phục đỉnh Everest… vì ngay tại Việt Nam cũng có một địa điểm thú vị để bạn thử thách bản thân đó là Hang Sơn Đoòng.

Rong ruổi khám phá chùa Bà Mụ Hội An – Địa điểm sống ảo ‘ngàn like’ giữa lòng phố cổ

Chùa Bà Mụ Hội An nức danh xứ Hội nhờ sở hữu vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ với những đường nét trạm trổ công phu hứa hẹn mang đến trải nghiệm du lịch khám phá miền Trung lý tưởng.

Đối với các tín đồ đam mê “chụp choẹt” chắc chắn không còn xa lạ với cái tên chùa Bà Mụ Hội An – một địa điểm lịch sử – tôn giáo sở hữu nét đẹp kiến trúc cổ kính, tráng lệ khiến bất cứ ai chiêm ngưỡng cũng phải trầm trồ, thích thú cũng như sống ảo “cháy máy” với vô vàn background “xịn xò” tại tọa độ ấn tượng này.

Đối với các tín đồ đam mê “chụp choẹt” chắc chắn không còn xa lạ với cái tên chùa Bà Mụ Hội An nổi tiếng xứ Quảng. Ảnh: @juniism

Chùa Bà Mụ Hội An – Không gian lịch sử – tôn giáo đầy hoài niệm giữa lòng phố cổ

Chùa Bà Mụ hay Tam Quan Chùa Bà Mụ tọa lạc ở địa chỉ ở số 675 đường Hai Bà Trưng và nằm ngay trong trung tâm phố cổ Hội An nên du khách ghé thăm khu vực này có thể dễ dàng tìm thấy địa điểm trên để ghé thăm tham quan. Nơi đây là một trong những di tích cổ xưa nổi tiếng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân phố Hội nói chung và cộng đồng Minh Hương nói riêng.

Chùa Bà Mụ nằm ngay trong trung tâm phố cổ Hội An nên du khách ghé thăm khu vực này có thể dễ dàng ghé thăm tham quan. Ảnh: @thrivehoian

 

Ngôi chùa lâu năm này là di tích cổ xưa nổi tiếng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân phố Hội. Ảnh: @gaulonchomeo

Trước kia, chùa có tên đầu tiên là Cẩm Hà Cung và Hải Bình Cung, được xem là đại biểu cho đặc trưng kiến trúc về văn hóa tín ngưỡng trước đây. Tuy nhiên, sau nhiều biến cố thì tên gọi của ngôi chùa ở Hội An này đã thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và ngày nay, công trình lịch sử này chỉ còn sót lại một phần kiến trúc tại hạng mục cổng vào nhưng vẫn thể hiện được rõ nét kiến trúc tinh tế, tráng lệ từ ngàn xưa của mình.

Khu vực hồ nước mang đến cảnh quan thanh bình, thảnh thơi cho công trình ấn tượng này. Ảnh: @lemaithutrang

 

Công trình lịch sử này hiện nay chỉ còn sót lại một phần kiến trúc tại hạng mục cổng vào nhưng vẫn thể hiện được rõ nét kiến trúc tráng lệ từ ngàn xưa. Ảnh: @nguyenn.anhtuan

Kiến trúc cổng chùa Bà Mụ Hội An mang đậm dấu ấn phong cách Á Đông và được xây dựng giữa không gian xanh với hồ nước, khuôn viên để cân bằng khung cảnh khiến cho khu vực này trở nên vô cùng thanh bình, hài hòa. Vị trí cổng chùa hiện nay đã được phục dựng lại cẩn thận để giữ được vẻ đẹp nguyên bản của nơi đây với những bức phù điêu được trạm trổ công phu, tỉ mỉ cùng những gam màu mang dấu ấn Châu Á ấn tượng như đỏ, cam, vàng giúp tổng thể kiến trúc trở nên nổi bật, lôi cuốn.

Kiến trúc cổng chùa Bà Mụ Hội An mang đậm dấu ấn phong cách Á Đông và được xây dựng giữa không gian xanh để cân bằng khung cảnh. Ảnh: @georginabeverlyhill

Bên cạnh khu vực Tam Quan, chùa Bà Mụ còn sở hữu khu vực Hải Bình Cung, nơi thờ cúng Đức Thiên Hậu Thánh Mẫu, phụ thờ 12 bà mụ cùng với tượng hai vị thần Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ được thờ ở phía trước. Cẩm Hà Cung nằm ở gian trái là nơi thờ Đức Bảo Sanh Đại cùng tượng của 36 vị tôn thần được xếp thành hai hàng ngay ngắn, uy nghiêm. Gian còn lại là nơi thờ cúng Thổ Kỳ và Tổ đình Minh Hương.

Những bức phù điêu được trạm trổ công phu, tỉ mỉ cùng những gam màu mang dấu ấn Châu Á ấn tượng. Ảnh: @thanh_truc

FITO MUSEUM – BẢO TÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Có lẽ đây là bảo tàng khá ít người biết đến ở Sài Gòn, nhưng nếu tình cờ được biết và đến trải nghiệm thì chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú vô cùng với quy mô kiến thức cũng như những kỷ vật được trưng bày nơi đây,

  1. Địa chỉ, giá vé  Bảo Tàng Y Học Cổ Truyền Việt Nam

Địa chỉ: 41 Hoàng Dư Khương, P. 12, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 08h30 – 17h30 tất cả các ngày trong tuần

Giá vé: 120.000đ/ người lớn, 60.000đ/ sinh viên 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mà bạn nên biết. Nếu có dịp du lịch Hà Nội, đừng quên ghé thăm điểm đến nổi tiếng này nhé!

Đôi nét về Bảo Tàng Y Học Cổ Truyền Việt Nam

Hệ thống Fito Museum gồm 2 bảo tàng: Bảo tàng Y Học Cổ Truyền (nằm ở Sài Gòn, là bảo tàng tui đang giới thiệu cho mọi người) và Bảo Tàng Dược Cổ Truyền (nằm ở Bình Dương).

Bảo tàng FITO là tòa nhà nhỏ, nhìn bên ngoài thì không thể biết đó là bảo tàng. Nhưng vô bên trong thì du khách mới từ từ ngạc nhiên, không ngờ lại có một nơi cổ cổ, hay hay tồn tại giữa lòng Sài Gòn như vậy. Bảo tàng gồm một trệt, 5 lầu, tổng cộng 18 phòng cho khách tham quan, xây dựng chủ yếu từ nguyên liệu gỗ theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam (kiến trúc tháp Chàm, nhà xưa Bắc Bộ mang từ ngoài Bắc vào…).

Tầng trệt là nơi đón khách, cho khách xem phim tài liệu “Kinh nghiệm thế kỷ phục vụ sức khỏe” giới thiệu về lịch sử y học cổ truyền Việt Nam, trong đó có giới thiệu về Tuệ Tĩnh – vị thánh thuốc Nam, ông tổ của ngành y học cổ truyền (YHCT) Việt nam, là người đầu tiên đề cao tư tưởng “thuốc Nam chữa người Nam Việt”; và đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – tác giả của công trình đồ sộ về YHCT VN được coi là bộ bách khoa toàn thư của YHCT VN. Ngoài ra, tầng trệt cũng có một kệ nhỏ giới thiệu và bán các loại trà, thuốc Nam đơn giản bổ trợ sức khỏe.

Sau khi xem phim tài liệu, khách tham quan được đưa vào thang máy (nội thất gỗ, lắp cửa kiếng 3 bên, nhìn cổ cổ, hay hay, đèm đẹp) lên tầng 4, sau đó, hướng dẫn viên sẽ giới thiệu sơ lược về tòa nhà, và để du khách tự tham quan. Tầng 4 được chừa hai mảnh sân trồng cây sứ và những cây trầu bà nhỏ mà thoạt nhìn người ta có cảm giác đang ở dưới mặt đất (giống kiến trúc trong dinh Độc Lập).

Mảnh sân xanh ở tầng 4. Ảnh: Sưu tầm

 

Ảnh: Sưu tầm

Cây gia phả về ngành thuốc. Ảnh: Sưu tầm

 

 

Ảnh: Sưu tầm

Bước lên cầu thang gỗ cổ kính là tầng 5, nơi lưu trữ những quyển sách cổ về nghề thuốc và hình ảnh những danh y xưa.

Ảnh: Sưu tầm

 

Ảnh: Sưu tầm

Ảnh: Sưu tầm

Trên tầng 5 cũng có một kiến trúc đặc biệt mô phỏng theo tháp Chàm (tháp Chăm).

Ảnh: Sưu tầm

Ảnh: Sưu tầm

Lầu 3 là phòng trưng bày một số loại thuốc Nam, dụng cụ bào chế thuốc, các hũ rượu thuốc lớn và một quầy thuốc Nam xưa. À, bạn có tự hỏi thuốc Nam khác gì thuốc Bắc giống như mình? Tìm trên Internet, mình thấy có một cách đơn giản, thuốc Bắc là thuốc được đưa từ phương Bắc (ý nói Trung Quốc) vào Việt Nam, còn thuốc Nam là thuốc được thu hái và chế biến tại nước ta. Còn nói về Đông y thì bao gồm cả ngành y của Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc.

Một số loại thuốc Nam và công dụng. Ảnh: Sưu tầm

Xuống lầu 2 là phòng triển lãm thuốc Bắc.

Ảnh: Sưu tầm

Lầu 1 có “Minh Mạng thang”.

“Minh Mạng thang” là ngự tửu (rượu thuốc) được truyền tụng từ lâu ở Huế, do vài vị ngự y chép được của vua Minh Mạng. Ảnh: Sưu tầm

Sau khi tham quan xong, xuống lại tầng trệt, bạn sẽ được mời uống trà (trà sen, trà nấm linh chi…) và nghe giới thiệu về một số thuốc Nam hiện đại (bào chế bằng công cụ/ phương pháp hiện đại). Trà nấm linh chi có hương vị rất thơm ngon, một hộp nhỏ trà túi lọc 20 gói, bạn có thể mua dùng. Các sản phẩm đều có chứng nhận Bio để xuất sang các nước châu Âu nên cũng khá yên tâm về chất lượng.

 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Bảo Tàng Y Học Cổ Truyền Việt Nam mà bạn nên biết. Nếu có dịp vòng quanh Sài Gòn, đừng quên ghé thăm điểm đến nổi tiếng này nhé!

 

Cre: Ở Đâu Cũng Chụp, Sưu tầm

Mê đắm mùa Hoa Mơ nở rộ nhuộm trắng cả thung lũng tại Mộc Châu

Mộc Châu luôn là một điểm du lịch cực kỳ hút khách thuộc tỉnh miền núi Tây Bắc Sơn La với một vẻ đẹp thơ mộng. Trong đó, cánh rừng mơ Mộc Châu được nhiều người ví khung cảnh trong trẻo như những cô thiếu nữ miền sơn cước với những cánh hoa mơ trắng muốt, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm và người dân cực kỳ mến khách. Bạn có muốn lên Mộc Châu tháng 1 để “lịm tim” trước chốn thiên đường này? Hãy cùng Hải Vân Travel theo chân cô nàng Nguyễn Hoàng Thanh Vy ghé thăm mùa hoa Mơ ở Mộc Châu mùa này nhé!

Ảnh: Nguyễn Hoàng Thanh Vy

Nếu bỏ lỡ Mộc Châu mùa này thì quả là một thiếu sót lớn! Hoa Mận vừa đi thì đến hoa Mơ chiếm sóng. Những cánh hoa mỏng manh, trắng muốt đẹp tựa như tiên nữ giữa núi rừng.  Hoa mơ Mộc Châu những ngày cuối năm đang nở trắng trời mảnh đất cao nguyên này. 

1. Thời điểm nào để ngắm hoa Mơ đẹp nhất?

Ảnh: Nguyễn Hoàng Thanh Vy

Hoa mơ được xem là một trong những loài hoa đặc trưng ở vùng cao nguyên Mộc Châu. Đến Mộc Châu vào tháng 12 đến tháng 2 đầu năm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh hoàn mỹ về một “thiên đường trắng” lung linh và huyền ảo. Những rừng mơ Mộc Châu trắng thường nở rộ nhất là trong khoảng 2 đến 3 tuần bắt đầu từ đầu tháng 1. Cảnh sắc nơi đây được ví như chốn tiên cảnh, thuần khiết với sắc trắng tinh khôi, ngút ngàn. Nếu từ trên cao phóng tầm mắt xuống dưới, những cánh hoa chụm vào nhau bồng bềnh theo gió đem đến một vẻ đẹp nhẹ nhàng, quyến rũ, muôn hoa đua sắc tại lưng chừng đồi tạo lên một thế giới hoa nở trắng xóa giữa đại ngàn.

Ảnh: Nguyễn Hoàng Thanh Vy

Hoa mơ được người dân nơi đây gọi là mai rừng. Bởi sắc hoa có một vẻ đẹp tinh tế, đặc trưng riêng biệt không phải loài hoa nào cũng có được. Hoa nở sớm, cánh hoa tròn đều, nhị hoa lại mang màu phớt đỏ chứ không vàng như những loài hoa khác, thời điểm đẹp nhất của hoa chính là khoảng 1 đến 2 tuần khi nở và sẽ tàn rồi lên lộc mới xanh tốt. 

2. Cách di chuyển đến Mộc Châu mùa hoa mơ

Mộc Châu là một cao nguyên xinh đẹp nằm cách Hà Nội khoảng 200km. Nơi đây sở hữu những cảnh quan kỳ vĩ, những bản làng yên bình và cả những con người thân thiện, mến khách. Mộc Châu mùa nào cũng đẹp và mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng, cuốn hút và đắm say lòng người. Mùa hoa mơ Mộc Châu này cũng vậy!

Bạn sẽ có nhiều cách di chuyển khác nhau để đến với Mộc Châu mùa hoa mơ trắng:

Nếu đi xe khách: Từ Hà Nội lên Mộc Châu khoảng 200km, di chuyển bằng xe khách mất tầm 4 – 5 tiếng. Bạn có thể bắt xe khách đi Sơn La, Mộc Châu hoặc Điện Biên tại bến xe Mỹ Đình hay bến xe Yên Nghĩa với giá vé giao động từ 150.000đ – 180.000đ cho xe ngồi hoặc xe giường nằm.

Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô. Tuy nhiên, đi xe máy sẽ khiến bạn chủ động hơn và có thể tranh thủ dừng lại ngắm cảnh đẹp hai bên đường.

3. Ngắm Hoa Mơ Mộc Châu ở đâu?

Năm mới đến cũng là lúc mùa hoa mơ chớm nở trắng xóa một góc trời hân hoan chào đón tại Mộc Châu. Hoặc bạn sẽ không khó bắt gặp được khung cảnh tinh khiết này tại Mường Sang, thái Dải Yếm. Hoa mơ nở rổ trắng xóa một góc trời vừa tinh khôi, vừa dịu dàng nhẹ nhàng như những đám mây trôi bồng bềnh, chinh phục biết bao trái tim nhỏ bé.

Ảnh: Nguyễn Hoàng Thanh Vy

Địa điểm ngắm hoa mơ tại Mộc Châu khá nhiều nhưng đẹp nhất có lẽ tại xã Chiềng Sơn, thị trấn Mộc Châu, cửa khẩu Lóng Sập, Mường Sang. Tại những địa điểm này hoa mơ nở rộ, nhiều khung hình hấp dẫn để các bạn check in và có thể tận hưởng nhiều dịch vụ du lịch đi kèm rất thuận tiện.

Ảnh: Nguyễn Hoàng Thanh Vy

Vườn hoa Thanh Bình, vườn hoa Thái Hưng là những vườn hoa mơ đẹp nhất hiện tại. Đến đây bạn có thể hóa thân thành cô thôn nữ như bạn Thanh Vy trong ảnh để chụp nhé, đảm bảo ai cũng phải ganh tỵ cho xem.Hy vọng rằng, bài viết trên đây đã giúp bạn có những thông tin hữu ích để ngắm trọn vẹn Mộc Châu mùa hoa mơ trắng. Hoa nở chỉ tầm 2 – 3 tuần, nên tranh thủ đi săn hoa ngay nhé!

Cảm ơn bạn Nguyễn Hoàng Thanh Vy vì bộ ảnh cực xinh.

Về Bạc Liêu ghé Nhà hát 3 nón lá lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam

Nhà hát Cao Văn Lầu là một công trình kiến trúc đã được xác lập kỷ lục “Nhà hát Cao Văn Lầu có hình dạng 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam”, đây cũng là điểm đến hấp dẫn tại xứ Bạc Liêu.

Tọa độ nhà hát Cao Văn Lầu

Tọa lạc tại khu vực trung tâm của quảng trường Hùng Vương, phường 1, thành phố Bạc Liêu, Nhà hát Cao Văn Lầu là công trình kiến trúc đã được xác lập kỷ lục “Nhà hát Cao Văn Lầu có hình dạng 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam”. 

Nhà hát Cao Văn Lầu mang tên người cố nhạc sĩ, cha đẻ của Dạ cổ hoài lang – Cao Văn Lầu. Nhà hát có hình dáng 3 chiếc nón lá được thiết kế chụm vào nhau độc đáo, với ý nghĩa: thể hiện tình yêu thương, gắn bó và che chở của người cha, người mẹ và con cái trong gia đình; cũng như là hình ảnh của 3 dân tộc trên mảnh đất Bạc Liêu là Kinh – Khmer – Hoa, hay cũng là hình ảnh của ba miền Bắc – Trung – Nam luôn gắn bó, hòa thuận và tương trợ lẫn nhau.

 

Công trình kiến trúc ấn tượng

3 chiếc nón lá, chiếc lớn nhất có đường kính lên đến 45 mét và cao nhất là hơn 24 mét, đại diện cho 3 khối nhà: 

– Nhà A: Nơi diễn ra các sự kiện, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống như: ca cải lương, hát dù kê, ca múa nhạc đương đại,… với sức chứa hơn 850 chỗ.

– Nhà B: Khu vực dành cho trung tâm hội thảo, hội nghị tầm cỡ khu vực.

– Nhà C: Dành riêng để tổ chức các buổi triển lãm, trưng bày văn hóa nghệ thuật thu hút khách du lịch đến tham quan.

Từ khi ra đời và đi vào hoạt động nhà hát Cao Văn Lầu đã tạo được sức hút lớn đối với người dân cũng như khách du lịch khi đến với khu vực Quảng trường Hùng Vương, nơi cũng có biểu tượng cây đàn kìm nổi tiếng. Đời sống tinh thần người dân được nâng cao, đặc biệt là về đêm khi nhà hát được rọi chiếu bằng những ánh đèn lung linh từ 4 góc rực sáng cả một vùng. 

Mọi người đến vui chơi, chụp ảnh với công trình biểu tượng độc đáo. Công trình này không chỉ góp phần làm đẹp thêm cho cảnh quan Bạc Liêu, mà còn góp thêm một địa điểm tham quan mới dành cho khách du lịch mỗi khi có dịp về “xứ Cơ cầu”. Nhà hát 3 nón lá cùng với tên tuổi của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng chính là niềm tự hào của nơi đây khi không chỉ là cái nôi mà góp một phần lớn vào việc bảo tồn cái hồn cốt của cải lương và đờn ca tài tử truyền thống.

Nhà hát thường xuyên biểu diễn các chương trình nghệ thuật truyền thống. Về miền Tây đừng quên đến tham quan Nhà hát 3 lá lớn nhất Việt Nam, chiêm ngưỡng kiến trúc và thưởng thức nghệ thuật bạn nhé! 

LẦN ĐẦU BIẾT ĐẾN NGHỀ LÀM CHIẾU SIÊU NGHỆ CỦA VIỆT NAM

Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời. Nếu văn minh lúa nước gắn liền với những đồng lúa vàng ươm, thì nghề Chiếu Việt Nam gắn với những đồng Lác xanh rờn. Liệu bạn đã từng nghe đến làng nghề thủ công truyền thống này chưa? Hải Vân Travel sẽ cùng bạn tìm hiểu về những làng nghề dệt chiếu truyền thống nổi tiếng từ Bắc vào Nam để ta thêm yêu lịch sử dân tộc và nét đẹp văn hóa của đất nước Việt Nam mình.

1. Làng dệt chiếu Hới – Thái Bình

Chiếu Hới hay còn gọi là chiếu Hưng Hà là một làng nghề dệt chiếu lâu đời và nổi tiếng ở nước ta. Không ai biết chiếu Hới xuất hiện từ lúc nào cũng như ai là tổ nghề, chỉ biết rằng thời thịnh đạt nhất vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Chiếu Hới có rất nhiều loại như chiếu cài hoa, chiếu đậu, chiếu trơn, chiếu đót, chiếu sợi xe… chiếu mới có màu trắng, dùng lâu sẽ ngả sang màu vàng.

Làng nghề dệt chiếu Hới nằm cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 40 km. Xuyên qua những cánh đồng lúa mênh mông, du khách sẽ đặt chân đến với ngôi làng có truyền thống dệt chiếu vô cùng lâu đời này. Ngôi làng với hơn 3.000 hộ dân, có đến hơn 80% gia đình trong đó làm nghề dệt chiếu.

Nguyên liệu chủ yếu được dùng để làm chiếu chính là cói và sợi đay. Đây là 2 loại cây hay được trồng ở những vùng gần sông nước, nơi nhiều phù sa bồi đắp. Sau đó những loại cây này được thu hoạch và trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ và cẩn thận để có thể đạt yêu cầu về nguyên liệu làm chiếu. Tùy theo từng loại chiếu cần dệt mà các sợi cói, sợi đay sẽ được nhuộm màu theo từng sản phẩm. Để có thể dệt được một chiếc chiếu đạt yêu cầu thì phải cần đến một đôi tay tỉ mỉ, kinh nghiệm phong phú và những kỹ thuật sáng tạo của người thợ dệt.

Qua biết bao nhiêu thăng trầm, những biến cố lịch sử, người dân nơi đây vẫn giữ cho mình ngọn lửa nghề, yêu nghề đến thế và ngày càng đưa tiếng tăm sản phẩm chiếu Hới của mình vang xa.

2. Làng nghề dệt chiếu Chương Hòa – Hoài Nhơn, Bình Định

Là một trong những làng nghề truyền thống có mặt từ khá lâu, ở xa Tam Quan Bắc và xã Công Thạnh, huyện Hoài Nhơn. Tại đây có nhiều loại chiếu chất lượng cao, ngành nghề dệt chiếu ở đây phát triển về quy mô số lượng lẫn chất lượng gồm có chiếu khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa. Nguyên liệu chính làm nên những chiếc chiếu đẹp này là cói, một cây thân dai, dài từ 1,3 – 1,5m. Chiếu được dùng để trải giường, về mùa hè nằm mát, về mùa đông nằm cũng ấm, sạch, khi giặt thì mau khô và vệ sinh.

Chiếu trơn làm khá dễ, bởi làm từ cói trắng không nhuộm màu. Dệt chiếu hoa công phu hơn phải chọn sợi cói về rồi nhuộm phẩm, cho thành các màu sắc như đỏ, vàng, xanh, lục…

Làng chiếu cói tại xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn hiện có 800 hộ dân, và 3.200 lao động gắn bó với nghề truyền thống. Sản phẩm chiếu cói nơi đây được nhiều người dân trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhiều khách hàng nước ngoài đến từ Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ… khi du lịch Bình Định đã ghé Hoài Nhơn đặt hàng loại chiếu cói mang về nước. Chiếu cói không chỉ đơn thuần là một vật dụng gia đình mà nó còn thể hiện nét văn hoá đặc trưng của người Việt Nam.

3. Làng chiếu cói Bàn Thạch – Quảng Nam

Làng chiếu Bàn Thạch nằm cách huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam khoảng 5km về hướng Đông. Vào khoảng thế kỷ XVI, các tộc họ ở Duy Vinh (nay thuộc Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh) vượt ải Vân Nam đến địa hạt phủ Thăng Hoa nay là vùng đất Đà Nẵng, Quảng Nam đã gây dựng nên làng chiếu Bàn Thạch nổi tiếng như ngày nay. Chiếu Bàn Thạch cũng hết sức đa dạng về mẫu mã, màu sắc.

Thôn Đông Bình được xem là cái nôi của nghề chiếu cói Bàn Thạch vốn nổi tiếng xưa nay. Làng có 355 hộ dân thì có khoảng 300 hộ làm chiếu, vì nghề này cần ít vốn, có thể làm vào những lúc rảnh rỗi. Trung bình mỗi chiếc chiếu dệt khoảng 3 giờ là xong và mỗi người có thể dệt 2 – 3 chiếc/ngày. Nghề này được làm theo kiểu cha truyền con nối, truyền từ đời này sang đời khác. Chiếu được lấy từ dây cói trồng ở Hố Đình – Duy Vinh, dây cói thu hoạch vào hai mùa là tháng 4 và tháng 8 trong năm. Cói được mua về phơi qua 2 nắng, nhuộm các màu khác nhau, sau đó đem đi phơi khô và công đoạn cuối cùng là dệt chiếu.

4. Làng nghề dệt chiếu lác Phú Tân – Phú Yên

Trải qua hàng trăm năm làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vẫn được gìn giữ và phát triển. Đến nay, có khoảng hơn hai trăm hộ hộ làm chiếu, với trên 600 lao động trực tiếp tham gia dệt chiếu. Ngoài loại chiếu dệt thủ công thì hiện còn sản xuất thêm chiếu dệt bằng máy, cho năng suất và thu nhập cao hơn.

Chiếu được làm từ sợi cói phơi khô. Công đoạn nhuộm màu cho cói, cần phải đảm bảo được sự đều tay thì lên màu mới tươi và giữ được lâu. Trước đây, khi còn dệt thủ công, để dệt một chiếc chiếu, đòi hỏi phải có hai người cùng làm. Làm thủ công tốn nhiều công sức và thời gian nhưng sản lượng cả ngày chỉ được 2 cặp chiếu mà thôi. Vì vậy, nhờ việc đưa công nghệ máy móc vào, giúp cho nhiều người dệt ở làng nghề truyền thống có thể sáng tạo và giảm bớt công sức lao động, tạo thêm nhiều mẫu mã mới phục vụ khách hàng.

5. Làng nghề dệt chiếu Cà Hom – Bến Bạ

Làng nghề dệt chiếu Cà Hom – Bến Bạ, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh được hình thành từ cuối thế kỷ XIX và ngày càng trở nên nổi tiếng. Các loại chiếu ở Cà Hom – Bến Bạ gồm hai loại chính là chiếu trắng và chiếu màu, chiếu màu có ba màu chính là màu trắng của lác, đỏ của giang và màu vàng của nghệ.

Hiện nay, làng chiếu truyền thống này có quy mô bao trùm hai ấp Cà Hom và Bến Bạ của xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, với gần 500 khung dệt, giải quyết được khoảng ngàn lao động thường xuyên lúc nông nhàn. Đó là chưa kể một đội quân không nhỏ cung cấp các dịch vụ cần thiết cho nghề làm chiếu từ trồng và thu hoạch lát, chẻ phơi, vận chuyển, nhuộm màu lát đến tiêu thụ ra thị trường.

 

6. Làng chiếu Cẩm Nê

Làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 14km về phía Tây Nam đặc biệt nổi tiếng với các loại chiếu hoa. Dưới thời nhà Nguyễn, chiếu hoa Cẩm Nê đã từng được sử dụng trong cung điện như một món đồ đắt giá và sang trọng, những nghệ nhân dệt chiếu thì được sắc phong khen thưởng. Trải qua thời gian, nghề làm chiếu Cẩm Nê cũng bị mai một dần, đến nay chỉ còn ít hộ tiếp tục giữ nghề.

Loại chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi lác về nhuộm phẩm, màu sắc tùy theo người chủ. Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng, màu ngại …Phẩm nấu lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng năm một và đem phơi. Một nạm lác có thể nhuộm một hoặc hai ba lần tùy màu phẩm và độ pha chế đậm nhạt. Những sợi lác màu sau khi phơi khô, được đem dệt chiếu hoa.

7. Làng chiếu Tà Niên

Nằm cách thành phố Rạch Giá khoảng 6 km về phía Quốc lộ 63 là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, nghề dệt chiếu Tà Niên đã có từ những năm 1880 và dần trở thành mặt hàng nổi tiếng của Kiên Giang. Chiếu Tà Niên là vật dụng thân thiết với con người trong cuộc sống hàng ngày, sản phẩm từng có mặt ở nhiều nơi, được khách hàng ưa chuộng. Làng chiếu Tà Niên nổi tiếng khắp vùng và được công nhận là loại chiếu bền, đẹp được người dân nơi đây ưa chuộng. Ở Tà Niên có khoảng 100 hộ dân làm nghề dệt chiếu. Họ chủ yếu làm ra hai liệu chiếu chính là chiếu trơn và chiếu hoa, chiếc chiếu làm nên sự nổi tiếng cho chiếu Tà Niên là chiếu hoa.

Nghề dệt chiếu đã được các hộ ở Tà Niên, trong đó có cả người Khmer duy trì đến ngày nay và nhiều gia đình trong ấp có đến 3 đời làm nghề dệt chiếu. Tuy rằng nghề làm chiếu này không giàu nhưng cho thu nhập quanh năm và hiện nay tại làng nghề vẫn còn đó những người thợ ngày ngày miệt mài bên khung dệt để cho ra những chiếc chiếu đặc biệt, chính điều đó góp phần giữ được cái nghề mà ông cha để lại.

8. Làng chiếu Nga Sơn

Nga Sơn là vùng đất nằm sát biển, cách thành phố Thanh Hoá 40km về hướng Ðông Bắc. Với 8 xã nằm dọc bờ biển là vùng triều đất đai màu mỡ, ngoài trồng sú vẹt, mảnh đất này chỉ trồng được một loại cây duy nhất là cói, dệt nên chiếu Nga Sơn – niềm kiêu hãnh của vùng quê này. Cái đẹp quyến rũ của chiếu Nga Sơn ấy là sự mềm mại, óng mượt. Không ở đâu hơn Nga Sơn có sợi cói nhỏ, dài và mềm mại đến thế. 

Ngày nay thương hiệu “chiếu Nga Sơn” đã cập bến cảng nhiều quốc gia ưa chuộng chiếu cói. Nhưng cói ngày nay không chỉ tạo ra đặc chủng chiếu. Từ cói Nga Sơn đã tạo nên nhiều sản phẩm hấp dẫn khác: chiếu du lịch hai gấp, ba gấp, bốn gấp tiện lợi, giỏ đựng hoa quả, làn, bình hộp có nắp, đệm… kiểu dáng thanh thoát, trẻ trung. Trong số bạn hàng, Nhật Bản tỏ ra sốt sắng với sản phẩm cói. Từ nhiều năm trước doanh nghiệp Nhật đã đến Nga Sơn, liên hệ chặt chẽ với trên 50 doanh nghiệp cói xuất khẩu của 8 xã ven biển. Giờ đây chiếu cói Nga Sơn đã có hành lang thương mại rộng rãi đến với nhiều quốc gia.

Nguồn: Toplist

 

KHÁM PHÁ TÀ ĐÙNG – KỲ QUAN GIỮA ĐẠI NGÀN ĐẮK NÔNG

Tây Nguyên là điểm đến của những ai yêu thích núi non xanh mướt. Và khi đến với Tây Nguyên chắc chắn bạn không thể bỏ lỡ hồ Tà Đùng, nơi đây thu hút biết bao du khách đắm say khi đặt chân đến. Vẻ đẹp hữu tình ấy được mọi người ưu ái ví von là ‘’Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên’’. Hãy theo chân Hải Vân Travel để khám phá những điểm đặc biệt của điểm đến nổi tiếng này nhé. 

1. Giới thiệu hồ Tà Đùng

Hồ Tà Đùng nằm ở xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Khác với những hồ nước tự nhiên, hồ Tà Đùng được hình thành từ khi thủy điện Đồng Nai ngăn 3 dòng chảy. Điều này khiến nước đổ xuống thung lũng Tà Đùng và tạo nên hồ nước rộng lớn. 

Hồ có diện tích khoảng 5000 ha. Xung quanh hồ là hơn 40 đảo, bán đảo lớn nhỏ. Đặc biệt quanh đây cũng có rất nhiều thác nước lớn nhỏ với nước chảy trắng xóa để bạn khám phá.

Ảnh: @vohoangyen_official

Được bao quanh bởi rất nhiều cây cối cộng thêm không khí ao hồ nên khí hậu tại đây vô cùng mát mẻ. Nhờ vậy, hồ Tà Đùng là điểm đến lý tưởng cho những kỳ nghỉ dưỡng hay những ai thích khám phá thiên nhiên, núi rừng. 

2. Cách di chuyển đến hồ Tà Đùng

Hồ Tà Đùng nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 170Km và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 260 Km. Nếu xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể lựa chọn đi xe máy hoặc ô tô.

  • Xuất phát từ Buôn Ma Thuột: Đi theo quốc lộ 14 về hướng Đắk Nông tới thị xã Gia Nghĩa. Sau đó, bạn đi tiếp đến quốc lộ 28 qua huyện Quảng Khê là tới Tà Đùng. Nếu đi bằng xe máy từ Buôn Mê Thuột bạn sẽ mất khoảng 4 tiếng. 

  • Xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh: đi theo quốc lộ 20 tới Di Linh. Sau đó từ Di Linh bạn đi theo quốc lộ 28 theo Quảng Khê là tới Tà Đùng. 

3. Khám phá những điều thú vị của vịnh Hạ Long trên cạn

Say đắm với thác Diệu Thanh thơ mộng

Thác Diệu Thanh hay có tên gọi là thác Liêu Nung. Khi đến với thác bạn sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Nơi đây là sự hội tụ của ba con thác khác nhau, chúng cùng xếp tầng, réo rắt chảy vừa mang đến vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ vừa tạo nên sự thơ mộng, lãng mạn.

Đặc biệt vào những hôm trời nắng, với sự kết hợp của hơi nước bạn còn có thể bắt gặp cầu vồng bất ngờ hiện lên. Thác Diệu Thanh chắc chắn sẽ là điểm dừng chân lý tưởng dành cho bạn. 

Ngỡ ngàng trước hang Chư Bluk bí ẩn

Chư Bluk chính là núi lửa dài nhất Đông Nam Á hiện nay. Khi đến với hang bạn sẽ có cơ hội được đi bộ trên bãi đá bazan được hình thành bởi nham thạch núi lửa từ thời xa xưa.

Đặc biệt bạn sẽ có cơ hội được khám phá rất nhiều hang động lớn nhỏ lớn nhau. Chính những dòng dung nham khi rẽ nhánh là nguyên nhân tạo nên nhiều hang nhỏ, điều rất hiếm thấy trong hệ thống hang động thế giới hiện nay.

 

Lênh đênh trên dòng nước giữa bao la đất trời

Đi thuyền khám phá hồ Tà Đùng là một trong những trải nghiệm thú vị của điểm đến này. Khi trôi mình trên dòng nước bạn giống như được thả hồn và thiên nhiên. Cảm giác mênh mông sông nước cùng tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng, tiếng chim rừng hót chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy thư giãn vô cùng. 

Khám phá chợ phiên

Nếu đến thăm hồ Tà Đùng vào dịp cuối tuần bạn nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá chợ phiên của người Mông tại đây nhé. Khu chợ phiên bày bán rất nhiều đồ thổ cẩm, các mặt hàng truyền thống, lương thực thực phẩm… do người dân nơi đây tự tay làm, nuôi trồng.

Tà Đùng nằm trong khu vực Tây Nguyên nên khí hậu trong năm khá nắng nóng. Tuy nhiên, nơi đây là hệ sinh thái du lịch cây xanh rợp bóng nên khá mát mẻ và dễ chịu. Hồ có lẽ đẹp nhất từ tháng 9 và kéo dài đến tháng 12, vì ở thời điểm này, Đắk Nông mưa nhiều hơn khiến cây cối trên các hòn đảo nhỏ ở hồ trở nên xanh tốt, nước hồ dâng cao thích hợp cho các bạn du lịch dạo hồ ngắm cảnh.

Hy vọng rằng bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời tại nơi sông nước, núi non hoang sơ, hùng vĩ này. 

 

Nguồn: Halo Travel