Danh mục: CẨM NANG DU LỊCH NỘI ĐỊA

NAM DU CÓ GÌ HOT?

 

  1. Giới thiệu về Nam Du

Nam Du là quần thể gồm 21 đảo lớn nhỏ thuộc tỉnh Kiên Giang với vẻ hoang sơ của nó Nam Du thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Đảo Nam Du nằm ở Vịnh Thái Lan nên không chỉ có nhiều đảo mà còn có phong cảnh đẹp.

Đảo Nam Du

  1. Thời điểm nên đến Nam Du?

Thời tiết Nam Du có 2 mua rõ rét là mùa khô và mùa mưa. Vào mùa mưa tháng 5 đến tháng 10 biển sẽ rất động không thích hợp để đi tham quan các đảo, mùa này đi thuyền sẽ rất dễ say sống làm cho chuyến đi không còn vui vẻ nữa. Nếu bạn muốn đến Nam Du để tận hưởng những tia nắng đẹp đẽ thì nên đi vào tháng 11 đến tháng 4 đây.

  1. Đi từ Sài Gòn đến Nam Du?

Bạn có thể đi từ Sài Gòn đến thành phố Rạch Gía – Kiến Giang bằng xe cá nhân hoặc xe đò xuất phát từ bến xe Miền Tây. Từ Sài Gòn đến Rạch Giá mất khoảng 5 tiếng đi đường. Từ Rạch Giá đến Nam Du bạn phải di chuyển bằng đường thủy, tại các bến tàu bạn có thể mua vé tàu cao tốc để di chuyển.

  1. Một số hoạt động vui chơi ở Nam Du?

Tắm biển

Vì là một hòn đảo 4 mặt giáp biển nên việc tận hưởng những làng nước trong xanh là không thể thiếu trong chuyến đi của bạn. Bạn có thể trải nghiệm tắm biển tại bãi Cây Mến, bãi Ngự, bãi Chệt,…tận hưởng một kì nghỉ tuyệt vời với làn nước mát khung cảnh đẹp thì còn gì bằng.

Bãi Cây Mến

Bãi Ngự

Lăn ngắm san hô

Là một hoạt động không thể thiếu tại những vùng biển có rạn san hô đẹp. Nam Du cung cấp cho bạn dịch vụ lặn ngắm san hô với những rạn san hô tuyệt đẹp, đủ màu sắc rực rỡ. Tại hòn Dầu và hòn Hai Bờ Đập có vô số các rạn san hô đẹp và mang một vẻ hoang sơ vì khá ít người sống tại đây.

Lặn ngắm san hô

Ngắm biển trên hải đăng Nam Du

Ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam nằm trên đỉnh hòn Lớn – Nam Du. Do nằm trên đỉnh núi nên việc ngắm cảnh ở đây rất được nhiều du khách ưu chuộng tuy đường lên hơi khó khăn nhưng đổi lại được 1 khung cảnh tuyệt đẹp thì cũng đáng để thứ. Đặc biệt nơi đây là nơi ngắm bình minh tuyệt vời.

Hải đăng Nam Du

Làng chài Nam Du

Vì là đảo nên người dân nơi đây đa phần sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Nếu bạn muốn tìm hiểu về đời sống của người dân trên đảo thì trải nghiệm này sẽ là rải nghiệm hấp dẫn giành cho bạn. Người dân với tính cách thân thiện, ôn hòa, tốt bụng bạn có thể học cách đan lưới, chèo thuyền, đánh bắt cá từ người dân.

Làng chài 

Ngoài ra còn có các hoạt động thú vị khác như cắm trại trên biển ngắm hoàng hôn cũng rất hấp dẫn. Tại đây bạn có thể thưởng thức các loại hải sản tươi ngon vừa bắt từ biển lên như cá xương xanh nướng nướng, nhum biển.

Ngoài vị ngon từ nhiều món, thịt nhum là thực phẩm giàu chất bổ, cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Nhum biển

 

KHÁM PHÁ “PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN” NGAY TẠI ĐÀ LẠT

Địa chỉ: An Sơn Hồ, Tổ 20, đường An Sơn, Phường 4, Đà Lạt

Sưu tầm

An Sơn Hồ được biết đến là một nhà hàng ẩm thực và cách trung tâm thành phố khoảng 4 km. An Sơn Hồ có khu nhà gỗ ven hồ độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người ghé qua. Tuy chỉ mới hoàn thành gần đây nhưng do sự độc đáo của nó, An Sơn Hồ đã thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch. Có thể nói Đà Lạt đã đẹp lắm rồi, nay có sông An Sơn lại càng đẹp hơn nữa

Sưu tầm

Điểm thu hút và bắt mắt nhất chính là không gian thiết kế mang đậm vẻ đẹp của sự hoài niệm xưa cũ của một thị trấn Trung Hoa ngay giữa lòng Đà Lạt – nơi được mệnh danh là Phượng Hoàng cổ trấn.

Dừng chân ở An Sơn hồ, du khách lần đầu cảm nhận được sự thư thái, nhẹ nhàng. Không gian thơ mộng với hồ cá phía trước, phía sau là những dãy núi . Hầu hết đều có  thiết kế mộc mạc, lấy cảm hứng từ những vật liệu đơn giản như tre, nứa. Xung quanh còn có các loại hoa, cây cảnh được chăm sóc kỹ lưỡng, kết hợp với phong cảnh thiên nhiên hữu tình của phố núi đã tạo nên một khuôn viên sinh thái độc đáo.  

Sưu tầm

Bên cạnh việc khám phá phong cảnh, thưởng thức đồ ăn, du khách còn có thể trải nghiệm câu cá nơi phố núi. An Sơn Hồ sở hữu một hồ cá với số lượng cá nhiều và phong phú, tạo nên một khu ẩm thực sinh thái vô cùng đặc sắc

Sưu tầm

 

Các món ăn của nhà hàng rất độc đáo và đa dạng từ thực đơn đến cách chế biến.Các nguyên liệu được nhà hàng lựa chọn và kiểm tra rất kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng, không thua kém bất kỳ nhà hàng nổi tiếng nào. Và để có những món ăn ngon, không thể thiếu bàn tay tài tình của các đầu bếp chuyên nghiệp, đặc biệt là những món nướng. Hương vị rất đặc trưng và đậm chất Tây Nguyên

 

Sưu tầm

 

Còn gì bằng khi bạn chọn một ngày đẹp trời lên “Phượng Hoàng Cổ Trấn” vừa tham quan, vừa thưởng thức những món ăn vô cùng đặc sắc ở nơi đây. Ngắm nhìn “Phượng Hoàng Cổ Trấn” thu nhỏ ngay giữa lòng Đà Lạt

 

Nguồn: Tổng hợp

DU LỊCH HỒ NOONG U – ĐIỆN BIÊN

Sưu tầm

Hồ Noong U nằm cách thành phố Điện Biên khoảng 30km. Hồ tự nhiên Noong U  thuộc bản Tìa Ló B, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông và nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Hồ có diện tích rộng khoảng 4ha, nằm trọn trong dãy núi Phù Lùng huyện Điện Biên Đông

Sưu tầm

Hồ Noong U được người dân phát hiện ra trong quá trình ngược núi, luồn rừng đi tìm đất để khai hoang trồng cây lúa nương, trồng cây ngô, cây sắn. Tuy nhiên, những câu chuyện mang màu sắc tâm linh kỳ bí, huyền hoặc gắn với hồ Noong U được lưu truyền trong cộng đồng mà thời đó khiến chẳng ai dám bén mảng đến hồ. Do đó, hồ Noong U vẫn bị “lãng quên” trong hoang vu hàng chục năm như thuở ban đầu.

 

Ngoài tên gọi Hồ Noong U, hồ còn có tên là hồ con rồng (Pa Già) còn được người dân địa phương ví như “mắt rừng” bởi nó nằm trọn trong vòng ôm của dãy núi Phù Lùng. Ðây là hồ nước tự nhiên trên núi duy nhất và cũng lớn nhất ở huyện Ðiện Biên Ðông. 

 

Sưu tầm

Điểm nhấn cho khung cảnh của hồ là những cây cầu gỗ nhỏ bắc qua những vũng, vịnh nơi lòng hồ ăn sâu vào bờ – giúp cho bạn có thể khám phá được quanh lòng hồ thuận lợi. Những thảm hoa xung quanh hồ đang kỳ đua sắc, rặng lau sậy ven bờ bung nở hoa trắng muốt cả một vùng không gian. Khu vực gần bờ những bè cỏ, rong rêu và các ụ đá nổi nằm rải rác càng tạo cho bạn có cảm giác ngỡ ngàng như đang “lạc” vào cảnh quan sinh thái của rừng ngập mặn ven biển. 

 

ĐÀ LẠT MOUNTAIN VIEW QUÁN CAFE VIEW NÚI RỪNG CỰC

sưu tầm

Quán chỉ cách hồ Xuân Hương khoảng chừng 1,5km. Nằm ngay trung tâm thành phố và chỉ mất chừng 7 đến 10 phút để di chuyển tới quán. Chỉ cần ngồi trong quán đã ngắm được cảnh thung lũng rừng núi xanh ngát xung quanh. Khu vực bên ngoài là view ngắm rừng thông và đồi núi xa xa. Bạn còn có thể ngắm bình minh và hoàng hôn cực chill tại quán nữa. 

Sưu tầm

Đà Lạt Mountain View được làm 100% từ gỗ tự nhiên. Đem đến một không gian sang trọng và lạ mắt cho các bạn khi đặt chân tới đây. Quán cafe nằm giữa núi rừng Đà Lạt sở hữu phong cách Bắc Âu với tầng view cực đẹp

Sưu tầm

Với tông màu gỗ là tông màu chủ đạo kết hợp với phong cách Vintage. Những vật trang trí của quán cũng hết sức ấn tượng, không kém phần sang trọng và ấm áp. Kết hợp sự hiện đại và tự nhiên, bạn ngồi bất cứ góc chụp nào cũng có được những bức ảnh cực đẹp

Sưu tầm

Quán còn là địa điểm du lịch thường xuyên của những nghệ sĩ. Điển hình như: Thanh Hằng, Bảo Anh, MC Nguyên Khang, Trang Hý,…Chính vì vậy địa điểm này càng hot hơn nữa.

 

  • Địa chỉ: Số 25, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
  • Giá tham khảo: 25.000- 100.000 VNĐ
  • Giờ mở cửa: 07h00  đến 22h00

Nguồn:  Tổng hợp

 

ĐẢO LÝ SƠN – ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN QUẢNG NGÃI

Lê Hồng Hà

Đảo Lý Sơn còn được gọi  là Cù Lao Ré. Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi cách đất liền 15 hải lý (khoảng 27km) và bao gồm đảo Lớn, đảo Bé, hòn Mù Cu. Trong đó, đảo Bé (hay còn gọi là đảo An Bình) là một hòn đảo có diện tích rất nhỏ với 0.69 km2 và nằm cách đảo Lớn khoảng 7km. Nơi đây được mệnh danh là Maldives của Việt Nam. Ngoài ra, huyện đảo Lý Sơn còn là một đơn vị hành chính quan trọng về kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta. Ở Lý Sơn, người dân có nghề chính là đánh bắt hải sản và nuôi trồng tỏi đen Lý Sơn cực kỳ nổi tiếng.

Sưu tầm

Thời điểm lý tưởng để đến đảo Lý Sơn

 

Mùa khô vào khoảng tháng 6 đến tháng 9 là thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Lý Sơn. Khoảng thời gian này thời tiết khá ổn định, nhiều nắng, thích hợp cho việc chụp ảnh và tắm biển ở đảo. Đây cũng là mùa cao điểm du lịch trong năm ở Lý Sơn

Sưu tầm

vào tháng 3 âm lịch, thời gian này ở Lý Sơn đang có lễ khao lề thế lính Hoàng Sa – một lễ hội được tổ chức nhằm tri ân những người anh hùng từ nhiều đời đã hy sinh bảo vệ biển đảo. Trong lễ hội có rất nhiều hoạt động truyền thống thu hút nhiều du khách và người dân tham gia.

 

Phương tiện di chuyển đến Lý Sơn

Có rất nhiều cách để di chuyển đến đảo Lý Sơn như: máy bay, tàu hoả, xe khách, xe ô tô,… bạn có thể thỏa sức chọn lựa phương tiện phù hợp với bản thân của mình

 

Nguồn: Tổng hợp

KHÁM PHÁ HÒN MÓNG TAY – PHÚ QUỐC

Hòn Móng Tay thuộc xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, nằm phía Nam đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Hòn Móng Tay nằm giữa quần đảo Bà Lụa và quần đảo Hải Tặc. Đây là một trong 5 hòn đảo nhỏ đẹp nhất trên đảo Phú Quốc. Sở dĩ đảo có tên là hòn Móng Tay vì trước kia trên đảo có rất nhiều cây móng tay, hay còn gọi là cây Sơn Hải Tùng

 

 @_linhzy

 

Hòn Móng Tay đã trở thành một trong những địa điểm thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp ban đầu của nơi đây vẫn được giữ nguyên, chưa có nhiều sự tác động từ bàn tay con người. Nét đẹp tự nhiên chính là điểm riêng biệt khiến du khách thích thú. Từ xa hòn đảo xanh mướt như ngọc nổi bật trên nền trời khoáng đạt không một gợn mây

 

Sưu tầm

Thời điểm đẹp nhất để đến Hòn Móng Tay Phú Quốc là khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, đây là thời điểm mùa khô, tiết trời nắng, khô ráo, nhiệt độ ở đảo dao động từ 25 – 28 độ C thời tiết khá dễ chịu rất thích hợp để bạn tham quan, khám phá, và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại hòn đảo xinh đẹp

 

Sưu tầm

Để di chuyển đến Hòn Móng Tay thì bạn di chuyển khoảng 25km từ thị trấn Dương Đông đến cảng An Thới vào mùa khô (hoặc cảng Bãi Sao, vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10) sau đó thuê tàu hoặc cano đi ra đảo

 

Nguồn: Tổng hợp

 

MỘT NGÀY TẠI NÚI THẦN TÀI – ĐÀ NẴNG

 

  1. Đôi nét về núi Thần Tài Đà Nẵng

Tọa lạc tại QL14G, Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng trong khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chùa. Núi Thần Tài nơi dành cho những dịp thư giãn cuối tuần khi ghé thăm Đà Nẵng một thiên đường suối khoáng nóng. Công viên suối khoáng nóng núi Thần Tài được bao phủ bởi rừng cây xanh mát mang đến cho không khí trong trẻo mát mẻ. Nơi đây có rất nhiều dịch vụ để cho bạn có một chuyến đi thư giãn tuyết vời nhất.

  1. Thời điểm đẹp tại núi Thần Tài

Núi Thần Tài sở hửu cho mình một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, quah năm mát mẻ 4 mua trong 1 ngày. Bạn có thế đến khám phá núi Thần Tài mọi thời điểm mà bạn muốn Nhưng để chuyến đi của bạn không bị cản trở hay gián đoạn bởi nhừng những cơn mưa thì tốt nhất nên đi vào khoảng từ thàng 4 đến tháng 9, vì đây là thời gian mà Đà Nẵng khô ráo, không có mưa, điều này giúp bạn di chuyển đến núi cũng như trên núi dễ dàng hơn.

Núi Thần Tài

  1. Núi Thần Tài có gì?

Tại công viên suối khoáng nóng Thần Tài bạn sẽ được trải nghiệm nhiều dịch vụ vui chơi thư giản khác nhau như suối khoáng nóng một dịch vụ không thể bỏ qua, các khu vui chơi hồ bơi nhân tạo, khu vui chơi dành cho trẻ em và một dịch vụ hết sức đặc biết là trải nghiệm các dưỡng chất từ thiên nhiên (cafe, sữa tươi, sả chanh,…). Ngoài ra còn có các hoạt động thú vị như khám phá Động Long Tiên, checkin Ghế Vua Mèo hay thưởng thức món trứng trường thọ được luộc dưới làng nước suối trong vắt,…

Động Long Tiên

Ghế Vua Mèo

  1. Ăn gì, ở đâu khi đến tham quan núi Thần Tài?

Nếu bạn đi picnic cuối tuần tại núi Thần Tài bạn có thể mang theo những món ăn nhẹ như bánh mì, trái cây, nước uống,…

Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua các món ăn đặc sắc ở đây như: bánh xèo, bún thịt nướng, trứng trường thọ, mì quảng,… Tại nhà hàng Rồng Đỏ bạn có thể tha hồ thưởng thức những món buffet với 100 món ăn khác nhau. Nếu tham quan theo đoàn thì ở Núi Thần Tài cũng có phục vụ đồ ăn theo thực đơn với đa dạng các món ăn từ khai vị đến món chính,…

Nhà hàng Rồng Đỏ

Một món vô cùng đặc biệt mà bạn nên thử tại đây là món Trứng Trường Thọ với 5.000 VNĐ một quả. Những trái trứng được luộc dưới suối nước nóng trong vắt là “đặc sản” tại công viên suối khoáng nóng thần tài.

Trứng Trường Thọ tại núi Thần Tài

 

HOÀNG SU PHÌ – HÀ GIANG

 

  1. Đôi nét về Hoàng Su Phì:

Hoàng Su Phì là nằm ở phía Tây Hà Giang có cảnh đẹp mê người nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến. Cảnh đẹp nơi đây không nên bỏ qua nhất là vào mùa lúa chín. Hoàng Su Phì có không khí mát mẻ, cảnh sắc nguyên sơ với những đồng ruộng bậc thang bao la. Đến Hoàng Su Phì không chỉ được ngắm cảnh đẹp mà bạn còn có thể giao lưu văn hóa với 12 dân tộc trong đó người Nùng, Dao, Tày, Mông, La Chí chiếm đa số.

  1. Nên đến thăm Hoàng Su Phì vào mùa nào?

Hoàng Su Phì đẹp nhất là vào tháng 9 đến tháng 10 thời điểm của những cánh đồng lúa chín vàng. Vào mùa này cả cao nguyên khoác lên mình một chiếc áo màu vàng rực rỡ. Tại Hoàng Su Phì người ta chỉ trồng một vụ lúa duy nhất nên thời điểm này là thời điểm khi đi du lịch không thể bỏ qua.

Ruộng bậc thang mùa lúa chín

Ngoài tháng 9 đến tháng10 là vụ lúa đẹp nhất ra thì mỗi mùa Hoàng Su Phì đều mang một vẻ đẹp riêng:

Mùa xuân là mùa của những lễ hội, tại đây các vào dịp này các dân tộc thiểu số sẽ tổ chức những lễ hội vui chơi mừng xuân khác nhau. Đến đầy vào mùa xuân bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội nhộn nhịp cùng người dân nơi đây. Ngoài ra, có thể chiêm ngưỡng một khung cảnh sắc màu của các loài hoa như hoa đào, hoa lê,…

Vào khoảng tháng 4 tháng 6 là mùa cấy lúa bạn có thể tìm hiểu cách người dân trồng lúa và chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang mùa nước nổi.

Ruộng bậc thang mùa nước nổi

Vào cuối năm là thời điểm mà Hoàng Su Phì lạnh nhất trong năm nếu các bạn không ngại cái lạnh thì có thể đến Hoàng Su Phì có thể được ngắm tuyết rơi.

  1. Điểm đến thú vị ở Hoàng Su Phì

Ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì

Một nơi không thể nào bỏ qua tại Hoàng Su Phì là chính là các đồng ruộng bậc thang tại đây để trải nghiệm một khung cảnh như đang ở chốn thần tiên. Ruộng bậc thang Bản Phùng được biết đến là ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam. Ngoài ra còn có ruộng bậc thang Hồ Thầu, Thông Nguyên hay Bản Luộc – Sàn Sả Hồ,…đều là các nơi bạn có thể ngắm nhìn cảnh tượng hùng vĩ của ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì.

Ruộng bậc thang 

Hoa tam giác mạch

Đây là một loại hoa nổi tiếng tại Hà Giang mang vẻ đẹp hoang dại thu hút vô số khách du lịch đến thăm các vùng cao nguyên. Tam giác mạch được trồng trên những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì. Vào thời điểm cuối thu màu sắc của tam giác mạch sẽ thay thế màu vàng của lua trên những thửa ruộng bậc thang.

Hoa tam giác mạch

Tây Côn Lĩnh

Một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam với độ cao 2419m. Bạn nên leo đến đỉnh Tây Côn Lĩnh để ngắm nhìn một vùng đất hoang sơ và săn mây ở tại Hà Giang. Tây Côn Lĩnh là một vùng đất thiêng của người dân tộc La Chí. Ngoài ra tại Hoàng Su Phì bạn còn có thể đến ngộn núi Chiêu Lầu Thi với độ cao 2402m được tạo thành từ những khối đá vôi khổng lồ.

Núi Tây Côn Lĩnh

Tìm hiểu về các nét văn hóa mới của dân tộc

Hoàng Su Phì không chỉ có những cảnh đẹp như chốn thần tiên nơi đây còn là nơi sinh sống của những người dân tộc. Bạn có thể nghe thăm chợ Hoàng Su Phì nằm dưới chân núi Tây Côn Lĩnh họp vào chủ nhật hàng tuần. Nơi mà mà các bạn có thể trao đổi và mua bán các hàng hóa. Ngoài ra, muốn tìm hiểu thêm về các nét văn hóa khác nhau thì bạn có thể ghé thăm các bản làng văn hóa với khung cảnh bình yên và những đồng bào dân tộc sẽ cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời.  

Giao lưu văn hóa dân tộc ở Hoàng Su Phì 

  1. Ăn gì tại Hoàng Su Phì?

Tại Hoàng Su Phì bạn sẽ được thưởng thức các món ăn đặc biệt chỉ có tại vùng núi cao như thịt trâu gác bếp, tháng cố, cháo ấu tẩu, thịt chuột… bên cạnh đó rượu thóc Nàng Đôn một loại rượu được ủ và chưng cất truyền thống của người Nùng tại xã Nàng Đôn.

Thắng Cố

Thịt trâu gác bếp

KHÁM PHÁ VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ

  1. Ba bể có gì?

Thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội khoảng 240km. Vườn quố gia Ba Bể được biết đến với hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Mang trong mình một không gian núi hồ tuyệt đẹp, nơi đây được mẹ thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp độc đáo được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi. Ba Bể không dừng lại ở giá trị du lịch mà nó còn nằm ở giá trị địa chất với nhiều mạch nước ngầm tạo nên một hồ nước ngọt lớn.

  1. Khám phá vườn quốc gia Ba Bể

Hồ Ba Bể

Một địa điểm du khách nên đến khi ghé thăm vườn quốc gia Ba Bể đó là hồ Ba Bể. Năm 1995, hồ Ba Bể được công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biêt thế giới cần được bảo vệ. Hồ được hội tụ bởi ba nhánh sông là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng cái tên Ba Bể cũng xuất phát tại đây. Với một vẻ đẹp hùng vĩ, nguyên sơ kết hợp với những dãy núi đá voi tạo cho bạn một cảm giác như bước vào tranh. Vẻ đẹp của hồ Ba Bể vô cùng đa dạng, thay đổi theo các buổi trong ngày. Buổi sáng sớm nay đây sẽ được bao phủ bởi một làng sương mù khiên nơi đây chở thành chốn bồng lai tiên cảnh nào đó. Thay cho mình một vẻ đẹp mới vào buổi chiều sự lung linh huyền ảo trong nắng của Ba Bể xuất hiện khiến cho bạn phải đấm chìm trong đó.

Hồ Ba Bể

Đảo Bà Góa     

Nếu bạn đang vi vu trên hồ Ba Bể thì đừng quên ghé quá đảo Bà Góa một hòn đảo nhỏ nằm giữa lòng hồ. Đảo được tạo thạnh bởi các phiến đá xếp chồng lên nhau. Mang một vẻ đẹp xanh mướt với những táng cây xanh quanh năm.

Đảo Bà Góa

Động Hua Mạ (Lèo Pèn)

Động Hua Mạ nằm ở phía Nam hồ Ba Bê, lưng chừng núi cô đơn. Động thuộc khu rừng Lèn Pèn cây cối rậm rạp. Tại núi cô đơn bạn sẽ di chuyển theo các bậc thang dọc theo sườn núi để đi đến của hang. Tại đây vé vào cửa sẽ là 25.000 VNĐ/người. Động Hua Mạ chưa nhiều vách, nhũ đá, bạn sẽ phải choáng ngợp với sự kì vĩ này. Mỗi nhũ đã sẽ có một hình thù khác nhau

Động Hua Mạ

  1.   Ăn gì khi đến Ba Bể

Tại Ba Bể nơi có nhiều người dân tộc sinh sống nên tại đây có vô số các món ăn độc đáo mới lạ.

Cá nướng

Cá nướng một món ăn phổ biến, đặc trưng nơi đây. Với những con cá được người dân đánh bắt bằng phương pháp thủ công ngay tại hồ. Những con cá tươi ngon vừa mới bắt lên được rửa sạch, được cố định bởi nẹp tre rồi mang đi phơi khô qua 3 – 4 nắng. Sau đó sẽ mang ra nướng trực tiếp trên bếp than. Ngoài ra còn có tôm nướng và chuối nướng đều là những món phải nếm thử.

Cá nướng ở Ba Bể

Thịt lợn gác bếp

Thịt gác bếp là một món ăn truyền thống của người dân tộc miền núi vì điều kiện sống trước đây rất khó khăn nên người ta sẽ bảo quản thị bằng cách treo lên gác bếp. Việc này vừa giúp thịt được bảo quản tốt vừa có thể gia tăng hương vị cho thịt. Hiện nay đời sống của người dân đã phát triển hơn nên việc treo thịt lên gác bếp cũng dần giảm đi, nhưng vẫn còn một số nhà vẫn giữ một ít thịt gác bếp để khi có khách hoặc lễ tết sẽ lấy ra tiếp đãi. Những miếng thịt heo được cắt nhỏ mang đi ướp với muối, rượu,… ủ trong vài 3 ngày sau đó rửa sạch bằng nước đun sôi rồi treo lên gác bếp. Đây là một món rất phổ biến trên vùng cáo nếu các bạn có dịp đến đây thì nên thử 1 lần.

Thịt lơn gác bếp

Bánh giầy lá ngải

Chúng ta đã không còn mấy xa lạ với bánh dày màu trắng tại miền xui thì đến đây bạn sẽ được ăn thử những cái bánh giầy có màu xanh thẫm với hình thưc và cách làm giống nhau gọi là bánh giầy lá ngải hay bánh ngải. Tuy cách làm không quá khó nhưng cần tới sự tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khâu sơ chế đều phải thật khéo léo để cho ra những các bánh dẻo mịn, ngọt của nếp cùng hương vị đặc trưng của nó là hương vị lá ngải phải được hòa quyện với nhau

Bánh giầy lá ngải

Ngoài ra, tại Ba Bể bạn sẽ được thưởng thưc Xôi Đăm Đeng một món đặc sản của Ba Bể. Măng nhồi cũng là một món ăn độc đáo mà bạn không thể bỏ qua.

 

DẤU ẤN CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TẠI HỘI AN – CHÙA CẦU

  1.   Giới thiệu về chùa Cầu

Chùa Cầu còn có tên là chùa Nhật Bản, mang trong mình một nét văn hóa Nhật Bản, một biểu tưởng du lịch tại Phố Cổ Hội An. Chùa Cầu bắc ngang con lạch chảy qua sông Thu Bồn đã trải qua hơn 400 năm lịch sử. Đây là cây cầu cổ duy nhất tại Phố Cổ Hội An, là ranh giới giữa phố người Hoa và phố người Nhật tại đây.  Dù được gọi là chùa nhưng Chùa Cầu lại không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ – một vị thận hộ mệnh, mang đến những niềm vui và hạnh phúc cho con người.

Toàn cảnh chùa Cầu

  1.   Truyền thuyết chùa Cầu

Truyền thuyết kể rằng ngôi chùa này có liên quan đến một con quái Namazu là một con thủy quái đầu nằm ở Ấn Độ, thân tạo Việt Nam còn đuôi thì ở Nhật Bản. Đây là một truyền thuyết tại Nhật Bản nếu con thủy quái này cựa quậy thì sẽ xảy ra nhiều thảm họa nhưu lũ lụt, động đất,… Vì vậy người Nhật đã xây dựng ngôi chùa này để trấn áp con thủy quái này giúp cho người dân cả 3 quốc gia bình yên.

Chùa Cầu

  1.   Kiến trúc

Mang một nét kiến trúc độc đáo của đất nước mặt trời mọc, là một cây cầu ranh giới giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thuộc phố cổ Hội An, Quảng Nam. Đây là một nơi giao thương của người Nhật và người Hoa một biểu tượng của cảng thị truyền thống Việt Nam. Nên kiến trúc nơi đây giao thao giữa kiến trúc Nhật Việt. Sau nay, người Hoa ở đây đã dựng thêm phần chùa được thiết kế nối liền vào lan can phía bắc và có phần nhô ra ở giữa cầu ở thờ Bắc Đế Trấn Vũ nên từ đó người dân nơi đây gọi là chùa Cầu.

Kiến trúc mái tại chùa Cầu

Kiến trúc chùa Cầu

  1.   Các nơi tham quan sau ghé thăm Chùa Cầu

Nằm ở Phố cổ Hội An nên có rất nhiều địa điểm khác để bạn có thể tham quan. Mang đậm nét đẹp cổ xưa sẽ cho bạn cảm giác lạc vào một xã hội xưa nên đến đây bạn sẽ có cho mình những bức ảnh tuyệt đẹp. Ngoài ra, các Nhà cổ như nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng là những nơi còn lưu giữa lại những kiến trúc ngày xưa có tuổi đời đến 200 năm. Bên cạnh đó Hội quán Phúc Kiến, hội quán Quảng Đông, hội quán Triều Châu mang đập kiến trúc người Hoa được chạm trỗ một cách tinh tế. Đến đây ngoài đến thăm chùa Cầu biểu tượng của Hội An bạn có thể đến tham quan những điểm này. 

Nhà cổ Tấn Ký

Hội quán Phúc Kiến