Danh mục: HAIVAN NEWS

KHÁM PHÁ HÒN MÓNG TAY – PHÚ QUỐC

Hòn Móng Tay thuộc xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, nằm phía Nam đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Hòn Móng Tay nằm giữa quần đảo Bà Lụa và quần đảo Hải Tặc. Đây là một trong 5 hòn đảo nhỏ đẹp nhất trên đảo Phú Quốc. Sở dĩ đảo có tên là hòn Móng Tay vì trước kia trên đảo có rất nhiều cây móng tay, hay còn gọi là cây Sơn Hải Tùng

 

 @_linhzy

 

Hòn Móng Tay đã trở thành một trong những địa điểm thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp ban đầu của nơi đây vẫn được giữ nguyên, chưa có nhiều sự tác động từ bàn tay con người. Nét đẹp tự nhiên chính là điểm riêng biệt khiến du khách thích thú. Từ xa hòn đảo xanh mướt như ngọc nổi bật trên nền trời khoáng đạt không một gợn mây

 

Sưu tầm

Thời điểm đẹp nhất để đến Hòn Móng Tay Phú Quốc là khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, đây là thời điểm mùa khô, tiết trời nắng, khô ráo, nhiệt độ ở đảo dao động từ 25 – 28 độ C thời tiết khá dễ chịu rất thích hợp để bạn tham quan, khám phá, và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại hòn đảo xinh đẹp

 

Sưu tầm

Để di chuyển đến Hòn Móng Tay thì bạn di chuyển khoảng 25km từ thị trấn Dương Đông đến cảng An Thới vào mùa khô (hoặc cảng Bãi Sao, vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10) sau đó thuê tàu hoặc cano đi ra đảo

 

Nguồn: Tổng hợp

 

MỘT NGÀY TẠI NÚI THẦN TÀI – ĐÀ NẴNG

 

  1. Đôi nét về núi Thần Tài Đà Nẵng

Tọa lạc tại QL14G, Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng trong khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chùa. Núi Thần Tài nơi dành cho những dịp thư giãn cuối tuần khi ghé thăm Đà Nẵng một thiên đường suối khoáng nóng. Công viên suối khoáng nóng núi Thần Tài được bao phủ bởi rừng cây xanh mát mang đến cho không khí trong trẻo mát mẻ. Nơi đây có rất nhiều dịch vụ để cho bạn có một chuyến đi thư giãn tuyết vời nhất.

  1. Thời điểm đẹp tại núi Thần Tài

Núi Thần Tài sở hửu cho mình một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, quah năm mát mẻ 4 mua trong 1 ngày. Bạn có thế đến khám phá núi Thần Tài mọi thời điểm mà bạn muốn Nhưng để chuyến đi của bạn không bị cản trở hay gián đoạn bởi nhừng những cơn mưa thì tốt nhất nên đi vào khoảng từ thàng 4 đến tháng 9, vì đây là thời gian mà Đà Nẵng khô ráo, không có mưa, điều này giúp bạn di chuyển đến núi cũng như trên núi dễ dàng hơn.

Núi Thần Tài

  1. Núi Thần Tài có gì?

Tại công viên suối khoáng nóng Thần Tài bạn sẽ được trải nghiệm nhiều dịch vụ vui chơi thư giản khác nhau như suối khoáng nóng một dịch vụ không thể bỏ qua, các khu vui chơi hồ bơi nhân tạo, khu vui chơi dành cho trẻ em và một dịch vụ hết sức đặc biết là trải nghiệm các dưỡng chất từ thiên nhiên (cafe, sữa tươi, sả chanh,…). Ngoài ra còn có các hoạt động thú vị như khám phá Động Long Tiên, checkin Ghế Vua Mèo hay thưởng thức món trứng trường thọ được luộc dưới làng nước suối trong vắt,…

Động Long Tiên

Ghế Vua Mèo

  1. Ăn gì, ở đâu khi đến tham quan núi Thần Tài?

Nếu bạn đi picnic cuối tuần tại núi Thần Tài bạn có thể mang theo những món ăn nhẹ như bánh mì, trái cây, nước uống,…

Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua các món ăn đặc sắc ở đây như: bánh xèo, bún thịt nướng, trứng trường thọ, mì quảng,… Tại nhà hàng Rồng Đỏ bạn có thể tha hồ thưởng thức những món buffet với 100 món ăn khác nhau. Nếu tham quan theo đoàn thì ở Núi Thần Tài cũng có phục vụ đồ ăn theo thực đơn với đa dạng các món ăn từ khai vị đến món chính,…

Nhà hàng Rồng Đỏ

Một món vô cùng đặc biệt mà bạn nên thử tại đây là món Trứng Trường Thọ với 5.000 VNĐ một quả. Những trái trứng được luộc dưới suối nước nóng trong vắt là “đặc sản” tại công viên suối khoáng nóng thần tài.

Trứng Trường Thọ tại núi Thần Tài

 

HOÀNG SU PHÌ – HÀ GIANG

 

  1. Đôi nét về Hoàng Su Phì:

Hoàng Su Phì là nằm ở phía Tây Hà Giang có cảnh đẹp mê người nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến. Cảnh đẹp nơi đây không nên bỏ qua nhất là vào mùa lúa chín. Hoàng Su Phì có không khí mát mẻ, cảnh sắc nguyên sơ với những đồng ruộng bậc thang bao la. Đến Hoàng Su Phì không chỉ được ngắm cảnh đẹp mà bạn còn có thể giao lưu văn hóa với 12 dân tộc trong đó người Nùng, Dao, Tày, Mông, La Chí chiếm đa số.

  1. Nên đến thăm Hoàng Su Phì vào mùa nào?

Hoàng Su Phì đẹp nhất là vào tháng 9 đến tháng 10 thời điểm của những cánh đồng lúa chín vàng. Vào mùa này cả cao nguyên khoác lên mình một chiếc áo màu vàng rực rỡ. Tại Hoàng Su Phì người ta chỉ trồng một vụ lúa duy nhất nên thời điểm này là thời điểm khi đi du lịch không thể bỏ qua.

Ruộng bậc thang mùa lúa chín

Ngoài tháng 9 đến tháng10 là vụ lúa đẹp nhất ra thì mỗi mùa Hoàng Su Phì đều mang một vẻ đẹp riêng:

Mùa xuân là mùa của những lễ hội, tại đây các vào dịp này các dân tộc thiểu số sẽ tổ chức những lễ hội vui chơi mừng xuân khác nhau. Đến đầy vào mùa xuân bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội nhộn nhịp cùng người dân nơi đây. Ngoài ra, có thể chiêm ngưỡng một khung cảnh sắc màu của các loài hoa như hoa đào, hoa lê,…

Vào khoảng tháng 4 tháng 6 là mùa cấy lúa bạn có thể tìm hiểu cách người dân trồng lúa và chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang mùa nước nổi.

Ruộng bậc thang mùa nước nổi

Vào cuối năm là thời điểm mà Hoàng Su Phì lạnh nhất trong năm nếu các bạn không ngại cái lạnh thì có thể đến Hoàng Su Phì có thể được ngắm tuyết rơi.

  1. Điểm đến thú vị ở Hoàng Su Phì

Ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì

Một nơi không thể nào bỏ qua tại Hoàng Su Phì là chính là các đồng ruộng bậc thang tại đây để trải nghiệm một khung cảnh như đang ở chốn thần tiên. Ruộng bậc thang Bản Phùng được biết đến là ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam. Ngoài ra còn có ruộng bậc thang Hồ Thầu, Thông Nguyên hay Bản Luộc – Sàn Sả Hồ,…đều là các nơi bạn có thể ngắm nhìn cảnh tượng hùng vĩ của ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì.

Ruộng bậc thang 

Hoa tam giác mạch

Đây là một loại hoa nổi tiếng tại Hà Giang mang vẻ đẹp hoang dại thu hút vô số khách du lịch đến thăm các vùng cao nguyên. Tam giác mạch được trồng trên những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì. Vào thời điểm cuối thu màu sắc của tam giác mạch sẽ thay thế màu vàng của lua trên những thửa ruộng bậc thang.

Hoa tam giác mạch

Tây Côn Lĩnh

Một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam với độ cao 2419m. Bạn nên leo đến đỉnh Tây Côn Lĩnh để ngắm nhìn một vùng đất hoang sơ và săn mây ở tại Hà Giang. Tây Côn Lĩnh là một vùng đất thiêng của người dân tộc La Chí. Ngoài ra tại Hoàng Su Phì bạn còn có thể đến ngộn núi Chiêu Lầu Thi với độ cao 2402m được tạo thành từ những khối đá vôi khổng lồ.

Núi Tây Côn Lĩnh

Tìm hiểu về các nét văn hóa mới của dân tộc

Hoàng Su Phì không chỉ có những cảnh đẹp như chốn thần tiên nơi đây còn là nơi sinh sống của những người dân tộc. Bạn có thể nghe thăm chợ Hoàng Su Phì nằm dưới chân núi Tây Côn Lĩnh họp vào chủ nhật hàng tuần. Nơi mà mà các bạn có thể trao đổi và mua bán các hàng hóa. Ngoài ra, muốn tìm hiểu thêm về các nét văn hóa khác nhau thì bạn có thể ghé thăm các bản làng văn hóa với khung cảnh bình yên và những đồng bào dân tộc sẽ cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời.  

Giao lưu văn hóa dân tộc ở Hoàng Su Phì 

  1. Ăn gì tại Hoàng Su Phì?

Tại Hoàng Su Phì bạn sẽ được thưởng thức các món ăn đặc biệt chỉ có tại vùng núi cao như thịt trâu gác bếp, tháng cố, cháo ấu tẩu, thịt chuột… bên cạnh đó rượu thóc Nàng Đôn một loại rượu được ủ và chưng cất truyền thống của người Nùng tại xã Nàng Đôn.

Thắng Cố

Thịt trâu gác bếp

KHÁM PHÁ VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ

  1. Ba bể có gì?

Thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội khoảng 240km. Vườn quố gia Ba Bể được biết đến với hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Mang trong mình một không gian núi hồ tuyệt đẹp, nơi đây được mẹ thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp độc đáo được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi. Ba Bể không dừng lại ở giá trị du lịch mà nó còn nằm ở giá trị địa chất với nhiều mạch nước ngầm tạo nên một hồ nước ngọt lớn.

  1. Khám phá vườn quốc gia Ba Bể

Hồ Ba Bể

Một địa điểm du khách nên đến khi ghé thăm vườn quốc gia Ba Bể đó là hồ Ba Bể. Năm 1995, hồ Ba Bể được công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biêt thế giới cần được bảo vệ. Hồ được hội tụ bởi ba nhánh sông là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng cái tên Ba Bể cũng xuất phát tại đây. Với một vẻ đẹp hùng vĩ, nguyên sơ kết hợp với những dãy núi đá voi tạo cho bạn một cảm giác như bước vào tranh. Vẻ đẹp của hồ Ba Bể vô cùng đa dạng, thay đổi theo các buổi trong ngày. Buổi sáng sớm nay đây sẽ được bao phủ bởi một làng sương mù khiên nơi đây chở thành chốn bồng lai tiên cảnh nào đó. Thay cho mình một vẻ đẹp mới vào buổi chiều sự lung linh huyền ảo trong nắng của Ba Bể xuất hiện khiến cho bạn phải đấm chìm trong đó.

Hồ Ba Bể

Đảo Bà Góa     

Nếu bạn đang vi vu trên hồ Ba Bể thì đừng quên ghé quá đảo Bà Góa một hòn đảo nhỏ nằm giữa lòng hồ. Đảo được tạo thạnh bởi các phiến đá xếp chồng lên nhau. Mang một vẻ đẹp xanh mướt với những táng cây xanh quanh năm.

Đảo Bà Góa

Động Hua Mạ (Lèo Pèn)

Động Hua Mạ nằm ở phía Nam hồ Ba Bê, lưng chừng núi cô đơn. Động thuộc khu rừng Lèn Pèn cây cối rậm rạp. Tại núi cô đơn bạn sẽ di chuyển theo các bậc thang dọc theo sườn núi để đi đến của hang. Tại đây vé vào cửa sẽ là 25.000 VNĐ/người. Động Hua Mạ chưa nhiều vách, nhũ đá, bạn sẽ phải choáng ngợp với sự kì vĩ này. Mỗi nhũ đã sẽ có một hình thù khác nhau

Động Hua Mạ

  1.   Ăn gì khi đến Ba Bể

Tại Ba Bể nơi có nhiều người dân tộc sinh sống nên tại đây có vô số các món ăn độc đáo mới lạ.

Cá nướng

Cá nướng một món ăn phổ biến, đặc trưng nơi đây. Với những con cá được người dân đánh bắt bằng phương pháp thủ công ngay tại hồ. Những con cá tươi ngon vừa mới bắt lên được rửa sạch, được cố định bởi nẹp tre rồi mang đi phơi khô qua 3 – 4 nắng. Sau đó sẽ mang ra nướng trực tiếp trên bếp than. Ngoài ra còn có tôm nướng và chuối nướng đều là những món phải nếm thử.

Cá nướng ở Ba Bể

Thịt lợn gác bếp

Thịt gác bếp là một món ăn truyền thống của người dân tộc miền núi vì điều kiện sống trước đây rất khó khăn nên người ta sẽ bảo quản thị bằng cách treo lên gác bếp. Việc này vừa giúp thịt được bảo quản tốt vừa có thể gia tăng hương vị cho thịt. Hiện nay đời sống của người dân đã phát triển hơn nên việc treo thịt lên gác bếp cũng dần giảm đi, nhưng vẫn còn một số nhà vẫn giữ một ít thịt gác bếp để khi có khách hoặc lễ tết sẽ lấy ra tiếp đãi. Những miếng thịt heo được cắt nhỏ mang đi ướp với muối, rượu,… ủ trong vài 3 ngày sau đó rửa sạch bằng nước đun sôi rồi treo lên gác bếp. Đây là một món rất phổ biến trên vùng cáo nếu các bạn có dịp đến đây thì nên thử 1 lần.

Thịt lơn gác bếp

Bánh giầy lá ngải

Chúng ta đã không còn mấy xa lạ với bánh dày màu trắng tại miền xui thì đến đây bạn sẽ được ăn thử những cái bánh giầy có màu xanh thẫm với hình thưc và cách làm giống nhau gọi là bánh giầy lá ngải hay bánh ngải. Tuy cách làm không quá khó nhưng cần tới sự tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khâu sơ chế đều phải thật khéo léo để cho ra những các bánh dẻo mịn, ngọt của nếp cùng hương vị đặc trưng của nó là hương vị lá ngải phải được hòa quyện với nhau

Bánh giầy lá ngải

Ngoài ra, tại Ba Bể bạn sẽ được thưởng thưc Xôi Đăm Đeng một món đặc sản của Ba Bể. Măng nhồi cũng là một món ăn độc đáo mà bạn không thể bỏ qua.

 

DẤU ẤN CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TẠI HỘI AN – CHÙA CẦU

  1.   Giới thiệu về chùa Cầu

Chùa Cầu còn có tên là chùa Nhật Bản, mang trong mình một nét văn hóa Nhật Bản, một biểu tưởng du lịch tại Phố Cổ Hội An. Chùa Cầu bắc ngang con lạch chảy qua sông Thu Bồn đã trải qua hơn 400 năm lịch sử. Đây là cây cầu cổ duy nhất tại Phố Cổ Hội An, là ranh giới giữa phố người Hoa và phố người Nhật tại đây.  Dù được gọi là chùa nhưng Chùa Cầu lại không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ – một vị thận hộ mệnh, mang đến những niềm vui và hạnh phúc cho con người.

Toàn cảnh chùa Cầu

  1.   Truyền thuyết chùa Cầu

Truyền thuyết kể rằng ngôi chùa này có liên quan đến một con quái Namazu là một con thủy quái đầu nằm ở Ấn Độ, thân tạo Việt Nam còn đuôi thì ở Nhật Bản. Đây là một truyền thuyết tại Nhật Bản nếu con thủy quái này cựa quậy thì sẽ xảy ra nhiều thảm họa nhưu lũ lụt, động đất,… Vì vậy người Nhật đã xây dựng ngôi chùa này để trấn áp con thủy quái này giúp cho người dân cả 3 quốc gia bình yên.

Chùa Cầu

  1.   Kiến trúc

Mang một nét kiến trúc độc đáo của đất nước mặt trời mọc, là một cây cầu ranh giới giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thuộc phố cổ Hội An, Quảng Nam. Đây là một nơi giao thương của người Nhật và người Hoa một biểu tượng của cảng thị truyền thống Việt Nam. Nên kiến trúc nơi đây giao thao giữa kiến trúc Nhật Việt. Sau nay, người Hoa ở đây đã dựng thêm phần chùa được thiết kế nối liền vào lan can phía bắc và có phần nhô ra ở giữa cầu ở thờ Bắc Đế Trấn Vũ nên từ đó người dân nơi đây gọi là chùa Cầu.

Kiến trúc mái tại chùa Cầu

Kiến trúc chùa Cầu

  1.   Các nơi tham quan sau ghé thăm Chùa Cầu

Nằm ở Phố cổ Hội An nên có rất nhiều địa điểm khác để bạn có thể tham quan. Mang đậm nét đẹp cổ xưa sẽ cho bạn cảm giác lạc vào một xã hội xưa nên đến đây bạn sẽ có cho mình những bức ảnh tuyệt đẹp. Ngoài ra, các Nhà cổ như nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng là những nơi còn lưu giữa lại những kiến trúc ngày xưa có tuổi đời đến 200 năm. Bên cạnh đó Hội quán Phúc Kiến, hội quán Quảng Đông, hội quán Triều Châu mang đập kiến trúc người Hoa được chạm trỗ một cách tinh tế. Đến đây ngoài đến thăm chùa Cầu biểu tượng của Hội An bạn có thể đến tham quan những điểm này. 

Nhà cổ Tấn Ký

Hội quán Phúc Kiến

 

PHỐ CỔ HÀ NỘI – NƠI LƯU GIỮ NHỮNG HOÀI NIỆM XƯA

 

Ảnh: Sưu tầm

Phố cổ Hà Nội nằm ở đâu?

Phố cổ Hà Nội nằm ở phía Tây và phía Bắc của Hồ Hoàn Kiếm. Đây là nơi lưu giữ những dấu vết thăng trầm của thời gian, Hà Nội 36 phố phường như một hình ảnh thu nhỏ của Hà Nội xưa đã làm cho nơi đây trở nên ấn tượng trong lòng du khách mỗi khi đặt chân đến đây. Mỗi phố tập trung bán một mặt hàng khác nhau, giới hạn của phố cổ phía Bắc đến phố Hàng Đậu, phía Tây là phố Phùng Hưng, phía Nam là các phố: Hàng Gai, Hàng Bông, Cầu Gỗ và Hàng Thùng  và cuối cùng là phía Đông là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật

Ảnh: Sưu tầm

Khi đặt chân đến khu phố cổ bạn sẽ phần nào liên tưởng ra được văn hóa, kinh tế xã hội và con người Hà Nội xưa. Mỗi phố nghề ở đây đều mang một nét đặc trưng riêng biệt của mình, là một điểm nhấn và không thể bỏ qua khi bạn đi du lịch Hà Nội

Ảnh: Sưu tầm

Chơi gì ở Phố cổ Hà Nội?

Hồ Hoàn Kiếm

Chợ Đồng Xuân

Phố Hàng Mã

Ô Quan Chưởng

Nhà Cổ Mã Mây

Đền Bạch Mã

Phố Tạ Hiện

Ảnh: Sưu tầm

Ăn gì ở Phố cổ Hà Nội?

Bún ốc Hà Nội

Phở Hà Nội

Phở Cuốn Hà Nội

Bún Chả Hà Nội

Bún Mọc Dọc Mùng Hà Nội

Bún riêu cua Hà Nội

Bánh đa cua Hà Nội

Xôi Khúc Hà Nội

 

TOP 4 LOẠI RƯỢU NGON NỨC TIẾNG VIỆT NAM

Nhà em có bán rượu không?

Mà nói chuyện với em anh say quá 

Cùng Hải Vân Travel điểm mặt top 5 loại rượu ngon nhất Việt Nam nha.

  • Rượu làng Vân – Bắc Giang

Được sắc phong là “Vân hương mỹ tửu” rượu làng Vân nổi tiếng khắp mọi miền đất nước, được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng – thứ nếp đặc biệt thơm ngon, gạo tẻ và gạo nếp cho 3 loại rượu, trong đó rượu nếp cái hoa vàng là tinh túy của làng nghề làm nên thương hiệu cho người làng Vân. Với bí quyết và nghệ thuật nấu rượu tài tình của riêng mình, người làng Vân tạo ra cái thứ nước trong vắt đẹp như nắng hạ với hương vị êm dịu, lắng đọng chinh phục được hàng vạn con người. Điều đặc biệt ở đây khi ta uống rượu nặng nhưng khi uống vào thấy nhẹ, còn rượu nhẹ khi uống vào thì nặng. Rượu làng Vân đôi khi uống một chén đã say, đôi khi uống cả vò vẫn tỉnh.

Ảnh: Sưu tầm

  • Rượu Kim Sơn – Ninh Bình

Nhắc đến các món đặc sản nổi tiếng tại vùng đất cố đô Ninh Bình ngoài thịt dê, nem chua Yên Mạc còn ấn tưởng bởi mùi vị của rượu Kim Sơn. Cách nấu rượu Kim Sơn cũng các loại rượu khác ở Việt Nam, điều làm cho rượu Kim Sơn trở nên đặc biệt hơn chính là men rượu, rượu được nấu theo công thức gia truyền đặc biệt của người làm nghề lâu năm ở Kim Sơn, việc chọn nguồn nước cuối cùng là bí kiếp cách ủ rượu được lưu truyền qua nhiều đời tạo nên loại rượu nổi tiếng không chỉ ở Ninh Bình mà còn ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S. Để loại rượu trắng truyền thống ngon hơn, tốt hơn người ta thương ngâm cùng rắn, tắc kè, bìm bịp … làm rượu thuốc. Một diểm cộng thêm cho loại rượu này có dùng để chữa bệnh như sát trùng, bảo vệ da, hạ sốt, làm đẹp cho cơ thể, cũng có thề dung lượng nhỏ để gội đầu. Ai đã đặt chân mảnh đất tổ này mà không thử một chén rượu Kim Sơn đúng là điều đáng tiếc.

Ảnh: Sưu tầm

  • Rượu Bàu Đá – Bình Định

Rượu Bàu Đá, rượu Bầu Đá hay còn có tên gọi khác là cái ao, được đánh giá là một trong những loại đệ nhất tửu tại Việt Nam. Rượu Bàu Đá được nấu từ nước được lấy trong cái bàu từ làng Cù Lâm xã Nhơn Lộc thị xã An Nhơn Bình Định, ngày xưa cả làng dùng chung để sinh hoạt. Tương truyền rằng nếu lấy nước tại đây để nấu thì rượu sẽ ngon hơn, hương vị đặc trưng hơn, điều này tạo nên hương vị đặc biệt của loại rượu này. Theo như ông cha kể lại rượu Bàu Đá ngày xưa được dùng để tiến cho vua và được các thi nhân ca ngợi là “quốc tưu” của Việt Nam, khi uống mang lại cảm giác thoải mái, ấm người không bị nhức đầu như các loại rượu khác, ngoài ra nếu ngâm rượu với các loại dược liệu sẽ trở thành thức uống tốt cho sức khỏe và chữa bệnh. Để có một bình rượu ngon phải trải qua nhiều công đoạn chế biến vô cùng phước tạp và công phu, đặc biệt những khâu quan trọng đều do người dày dạng kinh nghiệm phụ trách.

Ảnh: Sưu tầm

  • Rượu Gò Đen – Long An

Không thua gì với miền Bắc và Trung tại miền Nam bạn cũng có thể thưởng thức một trong những “đệ nhất tửu” đó là Gò Đen tại Long An. Gò Đen là vùng đất nổi tiếng với nhiều lò rượu có tuổi đời lên hàng trăm năm, là làng rượu nổi tiếng ở Long An. Sự khác biệt ở loại rượu này tạo nên thương hiệu đó chính là sử dụng 100% nếp để lên men nấu thành rượu. Bước đầu tiên trong qui trình nấu rượu này cũng là bước quan trọng nhất chính là chọn nếp, dù có xen một hạt gạo cũng không được, phải đảm bảo được nếp được chọn là loại hạt tròn, mẩy, trắng đục đều và thơm. Loại men bí truyền để ủ rượu điều chế từ các vị thuốc như trần đình, đinh hương, quế chi … tạo nên hương vị đặc trưng riêng, loại rượu này để càng lâu sẽ càng ngon.

Ảnh: Sưu tầm

NHỮNG CÁI NHẤT TẠI TÂY NINH

Tây Ninh cách Tp.HCM khoảng 100km về phía Tây Bắc, là một trong những địa điểm đón du khách đến cao trong top cả nước vào dịp tết 2022 vừa qua. Một tỉnh thành có được nhiều tiềm năng du lịch trong tưởng cùng Hải Vân Travel khám phá những cái nhất tại Tây Ninh nha.

  1. Nóc nhà Đông Nam Bộ – núi Bà Đen.

Đầu tiên không thể nhắc đến núi Bà Đen, ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ với chiều cao khoảng 986m so với mực nước biển. Đây là điểm đến du khách thử sức mình chinh phục “Nóc nhà Đông Nam Bộ” một địa điểm “săn mây” vô cùng hấp dẫn cùng với vườn hoa đầy sắc màu để du khách có thể check-in, ngoài ra đây là địa điểm tâm linh dành cho những du khách muốn hành hương nửa đó.

Ảnh: Sưu tầm

2. Hồ nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á.

Hồ Dầu Tiếng được hình thành do chặn dòng thượng nguồn sông Sài Gòn là hồ thủy lợi lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Diện tích mặt hồ khoảng 270km2, chứa khoảng 1.85 tỷ m3 nước. Nhiệm vụ chính của hồ Dầu Tiếng là điều tiết nước xuống Tp.HCM và cung cấp nước tưới cho hơn 100.000 ha đất trồng nông nghiệp tại địa phương. Đây là công trình có quy mô tầm cỡ có thời gian thi công dài nhất (khoảng 20 năm) trong lịch sử thủy lợi Việt Nam.

Ảnh: Sưu tầm

3. Tòa thánh lớn nhất của đạo Cao Đài.

Tọa lạc tại thị xã Hòa Thành, cách Tp. Tây Ninh khoảng 5km, được xây dựng vào năm 1931. Khuôn viên tòa thành rộng rãi thoáng mát với diện tích khoảng 1,2km2, các con đường thênh thang cùng với các kiến trúc liên kết với nhau. Tòa thánh hội tụ các kiến trúc độc đáo khắc họa những hình ảnh Thượng Đế, Phật Thích Ca, Khổng Tử, Lão Tử, … nhất là tại cửa chính. Điều này thể hiện rõ tôn chỉ Cao Đài “Qui Nguyên Tam Giáo, Phục Nhứt Ngũ Chi”.

Ảnh: Sưu tầm

4. Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới 

Với tổng diện tích lên đến 10.959m2 nhà ga cáp treo tại khu du lịch quốc gia núi Bà Đen được Tổ chức Kỷ lục thế giới Guinnes công nhận đây là “Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới”. Nhà ga gồm 2 tuyến là Vân Sơn và Chùa Hang, được nối thẳng từ chân núi đến đỉnh núi và chùa Bà, có khoảng 113 cabin với công suất khoảng hơn 8.000 người/giờ.

Ảnh: Sưu tầm

5. Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao nhất Châu Á.

Theo kỹ thuật công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của Châu Âu và là kết tinh của tín ngưỡng – tôn giáo – văn hóa – nghệ thuật – điêu khắc, làm từ hơn 170 tấn đồng đỏ, tọa lạc trên “nóc nhà Đông Nam Bộ”, với chiều cao khoảng 72m được 2 lần xác nhận kỷ lục “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi”  và “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Châu Á tọa lạc trên đỉnh núi”.

Ảnh: Sưu tầm

TOP 5 ĐẶC SẢN TUYÊN QUANG BAN KHÔNG NÊN BỎ QUA

Top 5 đặc sản Tuyên Quang bạn không nên bỏ qua

Miền núi có vô số các món ăn độc lạ đặc sắc mà ở vùng đồng bằng không thể thử, bạn nên đến thử một lần. Cùng khám quá ẩm thực xứ Tuyên nào.

  1.   Bánh nếp nhân trứng kiến

Bánh nếp nhân trứng không còn mấy xa lạ với người dân tộc Tày đây là món đặc sản tại đây. Đến với Tuyên Quang bạn không nên bỏ qua món ăn đặc biệt này. Như tên gọi của món bánh này bánh nếp nhân trứng kiến làm từ 2 nguyên liệu chính là nếp và trứng kiến pha chút hương vị của hành. Tuy nhiên do là món ăn địa phương không có ở nơi khác nên cân nhắc khi thưởng thúc khi ăn món này.

Bánh nếp nhân trứng kiến

  1.   Thịt lợn đen

Thịt lợn đen là một món ăn khá phổ biến trên vùng núi cao được nhiều người biết đến. Tại Tuyên Quang thịt lợn đen là món đặt sản không thể bỏ qua. Những con heo được nuôi thả tự do nên mụi vị vô cùng là thơm ngon, da mỏng thịt săn. Thịt lợn đen thường được chế biến bằng cách nướng và xào là ngon nhất. Lợn Đen đa phần được nuôi ở Na Hang – Tuyên Quang. Đến với những vùng núi cao các bạn nên thử một lần món ăn này.

Thịt lợn đen xào

  1.   Gỏi cá bống sông Lô

Cá bống sông Lô như tên gọi của nó những con cá bống này được bắt từ sông Lô là phụ lưu tả ngạn sông Hồng chảy qua tỉnh Tuyên Quang. Những con cá bống tươi sống được bắt lên thông thường chế biến cùng thính gạo để cho ra một món gỏi. Tuy nhiên tại Tuyên Quang người ta sẽ dùng xương của chính loại cá này ran vàng rồi trộn với lạc rang giã nhuyễn thay cho lớp thnhs gạo. Món này thường ăn một lát cá morng kèm với rau sống và chút nước mắn ngọt.

Gỏi cá bống sông lô

  1.   Mắn cá ruộng Chiêm Hòa

Chiêm Hòa – Tuyên Quang không thể không đóng góp vài món đặc sản được. Mắm cá ruộng Chiêm Hòa đây là một món ăn truyền thống của người Tày, món đặc sản không thể bỏ qua khi ghé thăm xứ Tuyên. Những con cá được nuôi trong 3 tháng sau đó ủ cùng với các lá thuốc mới cho ra 1 món mắn thơm ngon có khả năng giải độc, giải rượu rất hữu hiệu.

Mắn cá ruộng Chiêm Hòa

Hủ mắn cá 

  1.   Bánh gai Chiêm Hòa

Đây là món bánh vô cùng đặt sắc của ẩm thực xứ Tuyên ai cũng có thể thưởng thức được. Nhìn có vẻ khá đơn giản nhưng lại là món ăn được chế biến cầu kì từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khâu chế biến. Để bánh mang màu đen huyền bí thì người ta phải chọn những lá gai tươi sau đó rửa sạch, luộc kĩ rồi xay nhuyễn rồi trọn cùng gạo nếp cái hoa vàng xay mịn và mật mía. Vì là tâm hồn của món bánh nên phần nhân cũng khá cầu kì với đỗ xanh, hạt bí, dừa tơi, hạt sen và mỡ lợn mang đi chế biến kì công.

Bánh gai Chiêm Quang

TOP 5 ĐỊA ĐIỂM NÊN ĐẾN TẠI CAO BẰNG

 

  1.   Thác Bản Giốc:

Một địa điểm không thể thiếu trong chuyến đi Cao Bằng của bản đó là thác Bản Giốc niềm tự hào của người dân Cao Bằng. Thác Bản Giốc mang một vẻ đẹp mà không một thác nào tại Việt Nam có thể sánh bằng được xem là thác đẹp nhất Việt Nam. Thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Mặc dù đường vào có chút khó khăn nhưng khi chứng kiến cảnh tượng tại thác bạn sẽ cảm thấy bao nhiêu mệt mỏi đều là xứng đáng. Từ xa bạn đã có thể nghe được âm thanh ào ào của thác đổ, đến đây bạn sẽ cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé so với sự hùng vĩ của thác.

Thác Bản Giốc

  1.   Khu di tích Pác Bó:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Tức cảnh Pác Pó – Chủ tịch Hồ Chí Minh đây là bài thơ nói về những việc Bác đã làm tại Pác Pó.

Đây là khu di tích mang một ý nghĩa lịch sử lớn lao gắn liền với Bác Hồ, nằm ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Pác Pó. Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó, hang Ngườm Vài, suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành…Đến đây để chiêm ngưỡng cái “Thật là sang” của Bác, cái mộc mạc, cái giản dị nơi đây.

Hang Cốc Pó

Sông Lê nin

  1.   Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Một ngôi chùa nằm giữa đất trời Cao Bằng, trên ngọn núi Phia Nhằm, xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Chùa có một nét kiến trúc mang đậm nét kiến trúc truyền thống Việt Nam, là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc ngoài thờ Phật, thờ Mẫu tại chùa đền thờ vị anh hùng Nùng Trí Cao – một nhân vật, biểu tượng Văn hoá thế kỷ XI tại Cao Bằng.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

  1.   Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao thuộc Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng là một hang động được hình thành từ sự phong hóa đá vôi. Khí hậu quanh năm mát mẻ với hệ thống thạch nhũ tự nhiên khiến cho du khách đến đây sẽ được chứng kiến một tuyệt tác sinh động và kỳ thú. Động Ngườm Ngao có 3 cửa chính bao gồm Bản Thuôn, Ngườm Lồm và Ngườm Ngao. Ngoài những thạch đã có các hình thù khác nhau như tiên cô, Đức Phật, tượng ông tượng bà,… hang động còn có các cây đàn đá khi gõ vào sẽ phát ra âm thanh như tiếng đàn Tơ -rưng.

Động Ngườm Ngao

  1.   Hồ Thang Hen

Một địa điểm không thể bỏ qua khi đến với Cao Bằng đó là hồ Thang Hen được mệnh danh là tiên cảnh với phong cảnh mộng mơ tuyệt đẹp. Không gian nơi đây hết sức bình lặng và thanh bình mang lại cho bạn một cảm giác nhẹ nhàng dễ chịu. Xung quanh hồ được bao phủ bởi những đồi núi cao xanh rì.

Hồ Thang Hen